Câu 1:
- Vật thể được chiếu lên mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là hình chiếu của vật thể.
- Đặc điểm của các tia chiếu khác nhau, cho ta các phép chiếu khác nhau.
Phép chiếu xuyên tâm (hình a) các tia chiếu xuất phát từ một điểm, cho hình chiếu có kích thước thay đổi so với vật thể.
Phép chiếu song song (hình b) các tia chiếu song song với nhau cho hình chiếu có kích thước bằng kích thước của vật thể
Phép chiếu vuông góc (hình c) là trường hợp đặc biệt của phép chiếu song song, các tia chiếu song song với nhau và vuông góc với mặt phẳng chiếu, cho hình chiếu có kích thước không đổi.
Câu 2:
Các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí:
- Tính chất cơ học: tính cứng, tính dẻo, tính bền
- Tính chất vật lý: nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, khối lượng riêng...
- Tính chất hóa học: tính chịu axit và muối, tính chống ăn mòn
- Tính chất công nghệ: tính đúc, tính hàn, tính rèn, khả năng gia công cắt gọt...
Ý nghĩa của tính chất công nghệ cho biết khả năng gia công của vật liệu.
Câu 3:
Bản vẽ nhà gồm hình biểu diễn mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt.
Hình biểu diễn mặt đứng làm mốc, hình biểu diễn mặt bằng ở dưới, hình biểu diễn mặt cắt nằm bên phải
Câu 4:
Ren thường được dùng để nối lại vật thể lại với nhau 1 cách chắc chắn, ví dụ chai nước và nắp chai nước, bóng đèn và đui đèn.
Quy ước vẽ ren:
* Ren ngoài (ren trục): (Xem hình vẽ 2)
- Ren ngoài là ren được hình thành từ mặt ngoài của chi tiết
- Đường đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm
- Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh
- Đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm
- Vòng đỉnh ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm
- Vòng chân ren được vẽ hở bằng nét liền mảnh
* Ren trong (ren lỗ): (Xem hình vẽ 3)
- Ren trong là ren được hình thành từ mặt trong của lỗ
- Đường đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm
- Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh
- Đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm
- Vòng đỉnh ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm
- Vòng chân ren được vẽ hở bằng nét liền mảnh
Câu 5:
Cơ khí có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống như sau:
- Thay thế lao động thủ công thành lao động bằng máy và tạo ra năng suất cao
- Giúp lao động và sinh hoạt nhẹ nhàng, giảm sức lao động và thú vị hơn.
- Giúp tầm nhìn của con người mở rộng, chiếm lĩnh thời gian và không gian
Quy trình sản xuất sản phẩm cơ khí:
Vật liệu cơ khí (kim loại, phi kim loại) -> Gia công cơ khí(đúc, hàn, rèn, cắt gọt, nhiệt luyện) -> Chi tiết -> Lắp ráp -> Sản phẩm cơ khí.
Câu 6:
Xem hình 4 và 5.