Câu 30: Trong thành phần của hợp chất hữu cơ luôn chứa nguyên tố hóa học nào sau đây? A. Clo. B. Oxi. C. Cacbon. D. Nitơ. Câu 31: Trong hợp chất hữu cơ, nguyên tố cacbon có hóa trị là A. III. B. I. C. II. D. IV. Câu 32: Công thức cấu tạo viết gọn của C4H10 là A. CH3 – CH2 – CH2 – CH = CH2. B. CH3 – CH = CH - CH3. C. CH2 = CH – CH2 – CH3. D. CH3 – CH2 – CH2 – CH3. Câu 33: Axit axetic không tác dụng được với chất nào sau đây? A. NaCl. B. Mg. C. Na2CO3. D. Cu(OH)2. Câu 34: Hiđro cacbon A có 75% cacbon về khối lượng. Công thức phân tử của A là A. C2H4. B. C2H6. C. CH4. D. C3H8. Câu 35: Nhiệt độ sôi của rượu etylic là A. 78,3oC. B. 100oC. C. 73,8oC. D. 60,8oC. Câu 36: Tính chất hóa học nào sau đây là của metan? A. Phản ứng thế với khí clo. B. Phản ứng trùng hợp. C. Phản ứng cộng với dung dịch brom. D. Phản ứng cộng với khí hiđro. Câu 37: Hỗn hợp khí A gồm 1,6 gam CH4 và 2,8 gam C2H4. Dẫn hỗn hợp khí A đi qua bình đựng dung dịch Br2 dư, sau một thời gian thấy có khí X thoát ra và khối lượng bình đựng dung dịch Br2 tăng thêm a gam. Giá trị của a là A. 2,8 gam. B. 1,2 gam. C. 4,4 gam. D. 1,6 gam. Câu 38: Khí E (phân tử có chứa một liên kết đôi) có tác dụng xúc tiến quá trình hô hấp của tế bào trái cây làm cho quả xanh mau chín. Tên gọi của E là A. etilen. B. nitơ. C. metan. D. hiđro. Câu 39: Cho V lít hỗn hợp khí A gồm CH4 và C2H4 đi qua bình đựng dung dịch Br2 dư, sau một thời gian thấy có 2,24 lít khí X thoát ra và khối lượng bình đựng dung dịch Br2 tăng thêm 2,80 gam. Biết rằng các thể tích khí đều đo ở đktc. Giá trị của V là A. 4,48 lít. B. 6,72 lít. C. 1,12 lít. D. 2,24 lít. Câu 40: Công thức cấu tạo viết gọn của etilen là A. CH3 – CH3. B. CH2 = CH2. C. CH3 – CH2 – CH3. D. CH2 = CH – CH3. Câu 41: Thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt hai chất khí là metan và cacbon đioxit, đựng riêng biệt trong hai lọ mất nhãn? A. Nước brom. B. Nước vôi trong. C. Natri clorua. D. Natri hiđroxit. Câu 42: Cho 75ml dung dịch CH3COOH tác dụng vừa đủ với kim loại kẽm, sau phản ứng cô cạn dung dịch ta được 2,745 gam muối khan. Nồng độ mol/l của dụng dịch axit tham gia phản ứng là A. 0,04M. B. 0,4M. C. 0,03M. D. 0,036M. Câu 43: Nguồn nhiên liệu nào dưới đây an toàn và thân thiện với môi trường? A. Khí thiên nhiên. B. Khí hiđro. C. Gỗ. D. Than đá. Câu 44: Loại than nào dưới đây có hàm lượng cacbon cao nhất? A. Than bùn. B. Than gầy. C. Than non. D. Than mỡ. Câu 45: Có các chất sau: CH4; CO2; O2; dd Br2. Số chất phản ứng được với etilen (ở điều kiện thích hợp) là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 46: Cho rượu etylic 30o tác dụng với Na dư. Số phản ứng hóa học xảy ra là A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 47: Rượu etylic tác dụng được với chất nào sau đây? A. Al. B. NaOH. C. K. D. Fe. Câu 48: Tính chất vật lí nào không phải của dầu mỏ? A. Không tan trong nước. B. Nặng hơn nước. C. Chất lỏng sánh, màu nâu đen. D. Nổi trên bề mặt nước. Câu 49: Axit axetic có tính axit vì trong phân tử A. có nhóm – OH và nhóm C=O B. có nhóm – OH kết hợp với nhóm C=O tạo thành nhóm – COOH. C. có nhóm – OH. D. có 2 nguyên tử oxi

Các câu hỏi liên quan

Câu 14: Rượu etylic được dùng làm nhiên liệu dựa vào tính chất nào sau đây? A. Tác dụng với oxi. B. Tan trong nước. C. Tác dụng với Natri. D. Là chất lỏng. Câu 15: Phương pháp để tách riêng các sản phẩm từ dầu mỏ là A. chưng cất dầu mỏ. B. khoan giếng dầu và bơm nước hoặc khí xuống. C. khoan giếng dầu. D. crăcking dầu mỏ. Câu 16: Công thức cấu tạo thu gọn của rượu etylic là A. CH3COOC2H5. B. C2H5OH. C. HCOOH. D. CH3COOH. Câu 17: Chỉ ra công thức cấu tạo viết gọn đúng trong số các công thức dưới đây A. CH3 – CH2 – CH2 – CH = CH2. B. CH2 – CH = CH – CH3. C. CH2 = CH – CH2 = CH2. D. CH3 – CH3 – CH2 – CH3. Câu 18: Hiđrocacbon nào sau đây có tỉ khối hơi so với H2 là 13? A. CH4. B. C2H2. C. C2H4. D. C6H6. Câu 19: Trong các phát biểu cho dưới đây, phát biểu nào sai? A. Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ từ 2 – 5%. B. Etyl axetat là chất lỏng không màu, mùi thơm, tan vô hạn trong nước. C. Phân tử axit axetic có tính axit vì chứa nhóm (-COOH). D. Axit axetic là chất lỏng không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước. Câu 20: Chỉ ra công thức cấu tạo viết gọn không đúng trong số các công thức dưới đây A. CH3 – CH = CH – CH3. B. CH2 = CH – CH = CH2. C. CH3 – CH = CH2 – CH = CH2. D. CH3 – CH2 – CH2 – CH3. Câu 21: Hãy cho biết trong các chất sau, chất nào tác dụng được với Na? A. CH4 B. C2H5OH C. C2H4 D. CH3 - O - CH3 Câu 22: Etilen không có tính chất hóa học nào sau đây? A. Phản ứng cộng với khí hiđro. B. Phản ứng thế với khí clo. C. Phản ứng trùng hợp. D. Phản ứng cộng với dung dịch brom. Câu 23: Tổng số liên kết đơn trong phân tử metan là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 24: Từ công thức phân tử là C3H8, có thể viết được bao nhiêu công thức cấu tạo? A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 25: Khí bùn ao là khí nào trong số các khí sau? A. CO. B. C2H4. C. CH4. D. H2. Câu 26: Hầm biogas là một loại hầm chứa, dùng để chứa chất thải vật nuôi. Trong điều kiện không có không khí thì các vi sinh vật hoạt động trong điều kiện không có không khí sẽ phân hủy chất thải vật nuôi tạo thành hỗn hợp khí gọi là khí biogas. Khí biogas khi cháy thì tỏa nhiều nhiệt nên được sử dụng như một nhiên liệu. Thành phần chính của khí biogas là gì? A. Khí metan. B. Khí hiđro. C. Khí oxi. D. Khí cacbonic. Câu 27: Thể tích không khí cần dùng (ở đktc) để đốt cháy hết 9,20 gam rượu etylic là A. 44,80 lit. B. 33,60 lit. C. 13,44 lit. D. 67,20 lit. Câu 28: Thành phần chủ yếu của khí mỏ dầu là A. Oxi. B. Metan. C. Etilen. D. Hiđro. Câu 29: Khí metan có lẫn tạp chất là etilen. Dung dịch chất nào sau đây có thể dùng tinh chế metan? A. Natri hiđroxit. B. Nước brom. C. Nước vôi trong. D. Natri clorua.

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dầu mỏ? A. Dầu mỏ là hỗn hợp của nhiều loại hiđrocacbon. B. Dầu mỏ là một hợp chất. C. Dầu mỏ là một đơn chất. D. Dầu mỏ là hỗn hợp của nhiều dẫn xuất hiđrocacbon. Câu 2: Trong số các chất: CH4, C2H4, C2H2, C3H8, chất nào có hàm lượng cacbon cao nhất? A. CH4. B. C2H2. C. C3H8. D. C2H4. Câu 3: Thể tích không khí (ở đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol metan là A. 2,24 lít. B. 4,48 lít. C. 22,4 lít. D. 11,2 lít. Câu 4: Tính chất nào sau đây không đúng với rượu etylic? A. Ít tan trong nước. B. Dễ cháy kèm tỏa nhiều nhiệt. C. Có nhiệt độ sôi thấp hơn nước. D. Tan vô hạn trong nước. Câu 5: Làm thế nào để sử dụng nhiên liệu hiệu quả? A. Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí. B. Cung cấp oxi hoặc không khí cho sự cháy. C. Cả ba ý trên đều đúng. D. Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng. Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2. Công thức phân tử của X là A. C2H6. B. C3H6. C. CH4. D. C2H4. Câu 7: Metan và etilen đều có tính chất hóa học nào sau đây? A. Phản ứng trùng hợp. B. Phản ứng cộng với dung dịch brom. C. Phản ứng thế với khí clo. D. Phản ứng cháy với khí oxi. Câu 8: Cho sơ đồ phản ứng sau: X + H2O C2H5OH. Cho biết X là chất nào sau đây? A. CH3COOH B. C4H10 C. C2H6 D. C2H4 Câu 9: Chất nào dưới đây làm mất màu dung dịch brom? A. O2. B. C2H4. C. CH4. D. CO2. Câu 10: Chất nào sau đây tham gia phản ứng thế với khí clo khi có ánh sáng chiếu vào? A. CO2. B. Br2. C. C2H4. D. CH4. Câu 11: Số ml rượu etylic nguyên chất có trong 750ml rượu 40o là A. 350ml. B. 750ml. C. 300ml. D. 40ml. Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm: CH4, C3H6 và C4H10 thu được 17,6 gam CO2 và 10,8 gam H2O. Giá trị của m là A. 6,0 gam. B. 2,0 gam. C. 4,0 gam. D. 8,0 gam. Câu 13: Trong các chất sau đây, chất nào có tính axit? A. CH3OCH3. B. C2H4. C. CH3OH. D. C2H5COOH.