Câu 4.
- Với hệ thống hòa ước Vécxai - Oasinhton, trật tự thế giới mới được thiết lập, trong đó: Các nước thắng trận, trước hết là Anh, Pháp, Mĩ, Nhật giành được nhiều quyền lợi về kinh tế và xác lập sự áp đặt, nô dịch đối với các nước bại trận, đặc biệt là các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.
- Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị Véc xai đòi chính phủ Pháp và các nước Đồng minh thừa nhận quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết cho dân tộc Việt Nam.Câu 8.- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản. Đó là cuộc khủng hoảng sản xuất “ thừa”, bởi vì sự sản xuất bừa bãi, ồ ạt chạy theo lợi nhuận của các nước tư bản.
- Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ nước Mĩ đã nhanh chóng lan ra toàn bộ thế giới tư bản, chấm dứt thời kì ổn định và tăng trưởng của CNTB. Đây là cuộc khủng hoảng kéo dài nhất trong lịch sử (4 năm từ 1929 – 1933).
=>Cuộc khủng hoảng 1929 - 1933 ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nước tư bản. Để cứu vãn tình thế, các nước tư bản đã lựa chọn những con đường khác nhau. Trong đó, Anh, Pháp, Mĩ lựa chọn cải cách còn Đức, Ý, Nhật lựa chọn phát xít hóa bộ máy chính quyền và bành trướng xâm lược. => Nguyên nhân dẫn đến CTTG thứ hai.Câu 11.- Đối với thế giới:
+ Sự ra đời nhà nước xã hội chủ nghĩa - nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trong lịch sử loài người và làm cho chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực trong đời sống chính trị thế giới. Cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra một bước ngoặt căn bản trong lịch sử loài người, từ thế giới tư bản chủ nghĩa sang thế giới xã hội chủ nghĩa, mở ra một thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
+ Cách mạng tháng Mười Nga cổ vũ, lôi cuốn mạnh mẽ phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của những nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latin. Cách mạng tháng Mười Nga có ý nghĩa lịch sử và tính chất quốc tế vô cùng sâu rộng.
+ Cách mạng tháng Mười cho thấy: Trong thời đại ngày nay, sự kết hợp tất yếu và tự nhiên giữa cuộc đấu tranh vì dân chủ và cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội, giữa dân chủ và chủ nghĩa xã hội chẳng những là mục tiêu mà còn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội, đưa xã hội loài người vươn tới tự do, công bằng, bình đẳng và văn minh.