1* Nguyên nhân:
- Sau Hiệp ước 1884, triều đình Huế phân chia thành hai phái đối lập nhau: phái chủ hòa và phải chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu.
+ Phái chủ chiến luôn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền khi có điều kiện: Tôn Thất Thuyết ra sức xây dựng lực lượng, tích trữ lương thảo, khí giới,… đưa Ưng Lịch lên ngôi (vua Hàm Nghi).
+ Pháp quyết tâm tiêu diệt bằng được phe chủ chiến. Lấy cớ triều đình đưa vua Hàm Nghi lên ngôi mà không hỏi ý kiến, Pháp cho quân đóng ở đồn Mang Cá, tòa Khâm sứ, định bắt cóc Tôn Thất Thuyết nhưng việc không thành.
- Trước âm mưu của Pháp, Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng trước nhằm giành thế chủ động cho cuộc tấn công.
* Diễn biến:
- Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, Tôn Thất thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.
- Quân Pháp nhất thời rối loạn, sau khi củng cố tinh thần, chúng mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành. Trên đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man, hàng trăm người dân vô tội đã bị giết hại.
2 Cần Vương là giúp vua, mang nghĩa là phò vua giúp nước.
- Cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi chạy lên căn cứ Tân Sở (Quảng Trị).
- Ngày 13-7-1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương”, kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
=> Một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX, được gọi là Phong trào Cần Vương.
- Phong trào Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX. Chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (1885 - 1888), phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra. Tháng 11-1888, nhờ có tay sai dẫn đường, quân Pháp bắt vua Hàm Nghi đi đày sang An-giê-ri (châu Phi). Phong trào Cần Vương vẫn được duy trì.
+ Giai đoạn 2 (1888 - 1896), phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn, tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì.
3
* Bảng hệ thống kiến thức về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương
STT
Tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, người lãnh đạo
Hoạt động nổi bật
Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm
1
Khởi nghĩa Ba Đình(1886 - 1887).
- Phạm Bành, Đinh Công Tráng lãnh đạo.
- Xây dựng công sự kiên cố, có cấu trúc độc đáo.
- Trận đánh nổi tiếng nhất diễn ra vào tháng 1 - 1887
- Tiêu hao sinh lực địch, làm chậm quá trình bình định vùng Bắc Trung Kì của thực dân Pháp.
- Để lại bài học kinh nghiệm về tổ chức nghĩa quân và xây dựng căn cứ địa kháng chiến.
2
Khởi nghĩa Bãi Sậy (1885- 1892).
- Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo.
- Xây dựng căn cứ Bãi Sậy (Hưng Yên) và Hai Sông (Hải Dương)
- Nghĩa quân được phiên chế thành những phân đội nhỏ (20 người), chặn đánh địch theo lối đánh du kích trên các tuyến giao thông thuỷ, bộ ở đồng bằng Bắc Kì.
- Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân ta ở vùng đồng bằng cuối thế kỉ XIX.
- Để lại bài học kinh nghiệm về tổ chức hoạt động và bài học về chiến tranh du kích.
3
Khởi nghĩa Hương Khê (1885- 1896).
- Phan Đình Phùng, Cao Thắng lãnh đạo.
- 1885 - 1888: chuẩn bi lực lượng, xây dựng căn cứ, chế tạo vũ khí, tích trữ lương thực,...
- Từ năm 1889, liên tục tập kích đẩy lùi các cuộc hành quân càn quét cùa địch, chủ động tấn công và thắng nhiều trận lớn nổi tiếng.
- Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm vể tổ chức hoạt động, tác chiến.