Chất X có CTPT là C5H16O3N2. Biết: X + HCl → khí Y (làm đỏ quì tím) +… Y + NaOH → hỗn hợp khí Z (đều làm xanh qui tím) +… Số công thức cấu tạo thỏa mãn của X là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
X + HCl —> Khí Y làm đỏ quỳ tím ẩm là CO2.
—> X là muối amoni của axit H2CO3.
X + NaOH —> Hỗn hợp khí nên X có 2 cấu tạo:
(CH3)3NH-CO3-NH3-CH3
(CH3)2NH2-CO3-NH3-C2H5
Cho 4,32 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu ở dạng bột vào 100 ml dung dịch AgNO3 1M thu được dung dịch Y và 12,08 gam chất rắn Z. Thêm NaOH dư vào dung dịch Y lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Tính m
Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeS, FeS2 và S vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được dung dịch Y và 49,28 lít khí NO và NO2 nặng 85,2 gam là sản phẩm khử (không có NH4NO3). Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 148,5 chất rắn khan. Tính m
Thủy phân 445,05 gam pentapeptit Val-Gly-Gly-Val-Gly thu được hỗn hợp X gồm 127,5 gam Gly; 163,8 gam Val; 39,6 gam Gly-Gly; 87 gam Val-Gly; 23,1 gam Gly-Val-Gly và m gam pentapeptit. Giá trị của m là
A. 4,050. B. 77,400. C. 58,050. D. 22,059.
X và Y là hai cacbohiđrat. X là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh. Y là loại đường phổ biến nhất, có trong nhiều loài thực vật, có nhiều nhất trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Tên gọi của X, Y lần lượt là
A. tinh bột và saccarozơ. B. xenlulozơ và saccarozơ.
C. tinh bột và glucozơ. D. saccarozơ và fructozơ.
Thuốc thử duy nhất dùng để phân biệt các dung dịch: glucozơ, glixerol, etanol, lòng trắng trứng là
A. NaOH. B. Cu(OH)2. C. HNO3. D. AgNO3/NH3.
Thực hiện thí nghiệm theo hình vẽ sau:
Thí nghiệm trên chứng minh cho kết luận nào về cấu tạo glucozơ?
A. Glucozơ có 6 nguyên tử cacbon.
B. Glucozơ có nhóm chức anđehit.
C. Glucozơ có nhiều nhóm -OH liền kề.
D. Glucozơ có 5 nhóm –OH.
Cho 200,0 ml dung dịch α-aminoaxit X nồng độ 0,2M chia làm 2 phần bằng nhau: – Phần 1: tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl 0,1M. – Phần 2: tác dụng vừa đủ với 80,0 ml dung dịch NaOH 0,25M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thi thu được 2,22 gam muối khan. Vậy công thức của X là
A. H2N-CH(CH3)-COOH. B. H2N-CH2CH2-COOH.
C. (H2N)2CH-COOH. D. CH3CH2CH(NH2-COOH.
Cho các chất sau: Amoniac (1), metylamin (2), anilin (3), đimetylamin (4). Tính bazơ tăng dần theo thứ tự là
A. (3), (1), (4), (2). B. (1), (3), (2). (4).
C. (1), (2), (3), (4). D. (3), (1), (2), (4).
Thuỷ phân hoàn toàn 17,4 gam đipeptit X có công thức phân tử là C7H14O3N2, trong NaOH thu được 2 muối của 2 aminoaxit. Khối lượng muối thu được là
A. 20,4 gam. B. 21,8 gam.
C. 23,6 gam. D. 25,4 gam.
Tiến hành trùng hợp 5,2 gam stiren. Hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng 100 ml dung dịch brom 0,15M. Sau đó, cho tiếp dung dịch KI dư vào thì thu được 0,635 gam iot. Hiệu suất trùng hợp stiren là
A. 25%. B. 75%. C. 50%. D. 30%.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến