Chất rắn A là kim loại hoặc là một trong các chất MnO2, KMnO4, K2Cr2O7, CaOCl2. Khi hòa tan 15 gam A vào dung dịch HCl thì tạo ra 8,4 lít đơn chất khí B bay ra (đktc). Hãy chứng minh rằng B không thể là Cl2.
nB = 0,375
Dù B là Cl2 hay H2 thì ne trao đổi = 2nB = 0,75
Mỗi phân tử A trao đổi k electron. Bảo toàn electron:
ne = 15k/M = 0,75
—> M = 20k
k = 1 —> M = 20: Loại
k = 2 —> M = 40: Ca
k = 3 —> M = 60: Loại
k = 4 —> M = 80: Loại
k = 5 —> M = 100: Loại
Vậy B là H2, A là Ca.
Thủy phân hoàn toàn pentapeptit X thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol phenylalanin. Mặt khác khi thủy phân không hoàn toàn X ta thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có alanylglixin và glixylalanin. Khi cho peptit này tác dụng với HNO2 không tạo ra khí N2. Hãy xác định công thức của peptit.
Heptapeptit Y được tách ra dưới tác dụng của vi khuẩn Bacillus subitis. Y chứa arginin, glyxin, isoleuxin, phenylalamin, prolin (2 đơn vị) và valin. Thủy phân từng phần thu được một số mạch peptit là Pro-Phe-Ile, Arg-Gly-Pro, Pro-Phe-Ile-Val và Pro-Pro. Xác định cấu trúc của peptit Y.
Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Al(NO3)3 và Zn(NO3)2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 2 vào nước dư thu được dung dịch X. Cho 96ml dung dịch NaOH 1M vào X thấy xuất hiện 2a mol hỗn hợp kết tủa. Lọc bỏ kết tủa cho dung dịch còn lại tác dung với NaOH thì thấy có kết tủa tiếp. Mặt khác, cho dung dịch X tác dung với 208 ml dung dịch NaOH 1M vào X thu được a mol kết tủa. Giả sử tốc độ phản ứng như nhau. Giá trị của m
Chia m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 làm hai phần bằng nhau. Phần một, tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch chứa 24,15 gam chất tan, đồng thời thấy thoát ra V lít H2. Hòa tan phần hai bằng dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch chứa 39,93 gam muối và 1,5 V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết các thể tích đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của m và V là:
A. 25,2 gam và 1,008 lít
B. 24,24 gam và 0,672 lít
C. 24,24 gam và 1,008 lít
D. 25,2 gam và 0,672 lít
Thủy phân hoàn toàn hoàn 1 lượng peptit X thu được 0,15 gam Gly; 0,178 gam Ala; 0,33 gam Phe. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên X biết MX = 293 đvC.
Hòa tan hết 128,4 gam hỗn hợp gồm Fe, Fe2O3 và Fe3O4 trong dung dịch HCl loãng dư, thấy khí H2 thoát ra; đồng thời thu được dung dịch chứa 57,15 gam muối FeCl2 và m gam muối FeCl3. Mặt khác cũng hòa tan hết 128,4 gam hỗn hợp trên trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất; đktc). Giá trị m là.
A. 195,00 gam B. 203,125 gam
C. 211,15 gam D. 204,75 gam
Cho m gam hỗn hợp chứa Al và Fe vào dung dịch chứa 0,18 mol Fe(NO3)3 và 0,12 mol Cu(NO3)2. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 16,64 gam rắn Y. Dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 9,6 gam rắn khan. Giá trị m là.
A. 13,35 gam B. 11,56 gam C. 12,12 gam D. 10,46 gam
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T gồm este hai chức, mạch hở X và este đơn chức Y thu được 6,54 mol CO2 và 3,6 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn T cần dùng 141,285 gam dung dịch NaOH 50,96%, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được rắn Q gồm 3 muối (đều có phân tử khối lớn hơn 90 đvC). Ngưng tụ phần hơi thu được 117,875 ml ancol etylic 40°. Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất bằng 0,8 gam/ml và của H2O bằng 1 gam/ml. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong Q là
A. 39,6%. B. 47,7%. C. 50,2%. D. 62,8%.
Cho 20,55 gam kim loại Ba vào 100 gam dung dịch Fe(NO3)3 6,05% và Al2(SO4)3 8,55%. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch X. Tính C% của các chất tan có trong dung dịch X (coi nước bay hơi không đáng kể).
Cho m gam hỗn hợp gồm Mg và Fe có tỉ lệ mol 1 : 1 vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 1M và AgNO3 0,5M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 16,4 gam hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl loãng dư thu được 0,896 lít khí H2 (đktc). Giá trị m là.
A. 6,12 gam B. 7,60 gam C. 5,36 gam D. 8,20 gam
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến