Cho 0,85 lít dung dịch NaOH 1M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 11,7. B. 3,9. C. 7,8. D. 15,6.
Dung dịch sau phản ứng chứa Na+ (0,85), SO42- (0,4), bảo toàn điện tích —> nAlO2- =0,05
Bảo toàn Al —> nAl(OH)3 = 0,15
—> mAl(OH)3 = 11,7 gam
Nung 16,96 gam hỗn hợp gồm Fe và Mg trong oxi, sau một thời gian thu được chất rắn X. Hòa tan hết X trong 242 gam dung dịch HNO3 31,5%, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối có khối lượng 82,2 gam và 1,792 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O và NO có tỉ khối so với H2 bằng 20,25. Cho NaOH dư vào Y, thu được kết tủa T. Tách và nung T ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 25,6 gam chất rắn. Nồng độ % của Fe(NO3)2 trong Y gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 6%. B. 8%. C. 2%. D. 4%.
Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y chứa 26,12 gam chất tan. ChoV lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa. Thêm tiếp V lít khí CO2 (đktc) nữa vào thì lượng kết tủa cuối cùng là 0,5m gam. Giá trị của V là
A. 3,584. B. 3,360. C. 3,136. D. 3,920.
Hấp thụ hết V lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,2 mol NaOH và 0,35 mol Ba(OH)2, thu được m gam kết tủa và dung dịch X. Thêm tiếp dung dịch Ba(OH)2 dư vào X, thu thêm m gam kết tủa nữa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 11,20. B. 14,56. C. 13,44. D. 12,32.
Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng thu được 4 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 0,896. B. 0,672. C. 0,448. D. 0,224.
Cho 8,8 gam một hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm thổ ở hai chu kì liên tiếp tác dụng với dung dịch HCl thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là
A. Sr và Ba. B. Ca và Sr.
C. Mg và Ca. D. Be và Mg.
Cho 1,44 gam bột Al vào dung dịch NaOH lấy dư, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 2,016 lít. B. 4,032 lít.
C. 2,688 lít. D. 1,792 lít.
Cho m gam kim loại Fe tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng sinh ra 1,12 lít (đktc) khí H2. Giá trị của m là
A. 5,6. B. 2,8. C. 4,2. D. 6,5.
Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Cho 8,6 gam metylacrylat (CH2=CHCOOCH3) tác dụng với 150 ml NaOH 1M (dư) thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m là
A. 12,2. B. 10,8. C. 11,4. D. 14,6.
Hoà tan 19,2 gam Cu trong axit H2SO4 đặc, nóng thì thể tích khí SO2 (đktc) thu được là
A. 2,24 lít. B. 5,60 lít. C. 4,48 lít. D. 6,72 lít.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến