Cho 20 gam hỗn hợp silic và than tác dụng với dung dịch NaOH đặc, nóng, phản ứng làm giải phóng 13,44 lít khí H2 (đktc). Tính phần trăm khối lược silic trong hỗn hợp ban đầu
A. 42%. B. 84%. C. 56%. D. 44,8%.
Chỉ có Si tan:
Si + H2O + 2NaOH —> Na2SiO3 + 2H2
nH2 = 0,6 —> nSi = 0,3
—> %Si = 42%
Cho sơ đồ phản ứng sau: Este X (C6H10O4) + 2NaOH → X1 + X2 + X3 X2 + X3 → C3H8O + H2O (H2SO4, 140°C) Nhận định sai là
A. X có hai đồng phân cấu tạo.
B. Từ X1 có thể điều chế CH4 bằng một phản ứng.
C. X không phản ứng với H2 và không có phản ứng tráng gương.
D. Trong X chứa số nhóm –CH2– bằng số nhóm –CH3.
Hấp thụ hoàn toàn 0,15 mol CO2 vào dung dịch có chứa 0,15 mol NaOH và 0,1 mol Ba(OH)2. Tính khối lượng kết tủa thu được?
A. 19,7. B. 29,55. C. 9,85. D. 14,775.
X, Y là hai axit no, đơn chức và là đồng đẳng liên tiếp của nhau (MY > MX); Z là ancol 2 chức; T là este thuần chức tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy 0,15 mol hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 0,725 mol O2 thu được lượng CO2 nhiều hơn H2O là 16,74 gam. Mặt khác 0,15 mol E tác dụng vừa đủ với 0,17 mol NaOH thu được dung dịch G và một ancol có tỉ khối so với H2 là 31. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E là
A. 14,32%. B. 13,58%. C. 11,25%. D. 25,52%.
Cho dung dịch NaOH dư vào 100 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(HCO3)2 0,5M và BaCl2 0,4M thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 19,7. B. 29,55. C. 23,64. D. 17,73.
Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Al, Mg, MgO trong dung dịch hỗn hợp chứa HNO3 (0,34 mol) và KHSO4. Sau phản ứng thu được 8,064 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO, H2 và NO2 với tỉ lệ mol tương ứng 10 : 5 : 3 và dung dịch Y chỉ chứa muối. Cho NaOH dư vào Y thì thấy có 2,28 mol NaOH tham gia phản ứng, đồng thời thấy có 17,4 gam kết tủa xuất hiện. Phần trăm khối lượng MgO trong hỗn hợp ban đầu là
A. 29,41%. B. 26,28%. C. 32,14%. D. 28,36%.
Cho 5 gam hỗn hợp X gồm Al và Ag tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Tính phần trăm khối lượng Ag trong X
A. 27%. B. 46%. C. 54%. D. 50%.
Cho hỗn hợp X gồm a mol photpho và b mol lưu huỳnh. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 đặc lấy dư 20% so với lượng cần dùng thì thu được dung dịch Y. Số mol NaOH cần dùng để trung hoà hết lượng dung dịch Y là:
A. 3a + 2b B. 3,2a + 1,6b
C. 1,2a + 3b D. 4a + 3,2b
Hỗn hợp X gồm Na, Na2O, Ba, BaO, trong đó oxi chiếm 5,372% về khối lượng. Hòa tan 17,87 gam X vào nước dư thu được 2,016 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Trộn Y với dung dịch chứa 0,07 mol H2SO4 và 0,025 mol Al2(SO4)3 thu được bao nhiêu gam kết tủa
A. 25,63. B. 26,41. C. 28,75. D. 33,785.
Chỉ dùng một chất khác để nhận biết từng dung dịch sau: NH4NO3, NaHCO3, (NH4)2SO4, FeCl2 và FeCl3. Viết phương trình.
Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các dung dịch sau:
a. KNO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, Na3PO4.
b. NH4NO3, NaCl, (NH4)2CO3, Na3PO4.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến