cho 26,1 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl có 20gam HCl. Cho hết khí Cl2 qua một lít dung dịch NaOH loãng dư. Lượng HCl này không đủ phản ứng hết với MnO2. tính nồng độ mol/lit của muối thu được trong phản ứng giữa Cl2 và NaOH. Nung quặng pirit sắt để tạo ra SO2. Cho khí SO2 sục vào dung dịch chưa hai muối trên. Sau đó thêm vào một lượng dư Ba(NO3)2. tìm khối lượng kết tủa và khối lượng pirtit sắt cần dùng. Biết rằng lượng SO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch muối.

Các câu hỏi liên quan

Câu 1. Đọc những câu văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: (1). Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi. (2). Đứng trên mui vững chắc của chiếc xuồng máy, người nhanh tay có thể với lên hái được những trái cây trĩu quả xuống từ hai phía cù lao. a, Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của các câu trên. b, Em hãy cho biết, trong câu (1), dấu phẩy dùng để làm gì? c, Trong câu (1), từ "sườn" được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Câu 2: Tả cảnh đẹp Sa Pa, nhà văn Nguyễn Phan Hách đã viết: “Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.” (Đường đi Sa Pa) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn trên. Câu 3: Dựa vào ý thơ sau: “Trời trong biếc không qua mây gợn trắng Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua” (Anh Thơ) Hãy miêu tả bức tranh thiên nhiên buổi trưa hè ở làng quê Việt Nam từ những rung cảm riêng của tâm hồn em.