Cho 42,25 gam hỗn hợp gồm Na2O và Ba vào 400 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 39,20. B. 83,95. C. 74,15. D. 49,00.
nH2 = 0,15 —> nBa = 0,15
—> nNa2O = 0,35
nOH- = 2nBa + 2nNa2O = 1
nCu2+ = nSO42- = 0,4
—> Kết tủa gồm Cu(OH)2 (0,4) và BaSO4 (0,15)
—> m↓ = 74,15
Cho lần lượt từng kim loại Mg, Al, Fe và Cu có khối lượng bằng nhau, tác dụng với lượng dư dung dịch HCl loãng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thể tích H2 (đo cùng điều kiện) thoát ra thấp nhất từ kim loại nào?
A. Mg. B. Cu. C. Fe. D. Al.
Hòa tan hết hỗn hợp chứa 0,18 mol Mg; 0,16 mol Zn và 0,12 mol Al cần dùng 420 gam dung dịch HNO3 a% thu được 437,96 gam dung dịch X. Giá trị của a là
A. 18,75%. B. 19,50%. C. 18,00%. D. 21,00%.
Hoà tan 20,8 gam hỗn hợp bột gồm FeS, FeS2, S bằng dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 53,76 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy toàn bộ kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là
A. 16 gam. B. 9 gam. C. 8,2 gam. D. 10,7 gam.
Cho dung dịch chứa 0,01 mol ClH3N-CH2-COOH; 0,02 mol CH3-CH(NH2)-COOH và 0,05 mol HCOOC6H5 (phenyl fomat) tác dụng với 160 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là
A. 16,335. B. 15,225. C. 13,775. D. 11,215.
Đốt cháy Fe trong 0,1 mol O2 thu được hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3. Hoà tan hỗn hợp X bằng dung dịch HNO3 thu được 0,2 mol NO là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch Y. Cho 2 mol HCl (lấy dư so với lượng phản ứng) vào dung dịch Y thu x mol NO là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch Z. Dung dịch Z phản ứng vừa đủ với 2,9 mol NaOH. Tính x. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Điện phân 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,2M với điện cực trơ trong t giờ, cường độ dòng điện 2,68A thu được hỗn hợp X. Cho tiếp vào X 2,24 gam Fe có khí NO tạo thành và sau phản ứng thu được 2,7 gam kim loại, kể cả kim loại giải phóng do điện phân đã bám vào điện cực. Tính t giờ
A. 0,15 giờ B. 0,25 giờ C. 0,2 giờ D. 0,3 giờ
Cho 12,19 gam hỗn hợp chứa Al và Fe vào dung dịch chứa 0,12 mol Fe(NO3)3 và 0,2 mol Cu(NO3)2. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chứa 2 muối là rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl loãng dư thu được 2,016 lít khí H2 (đktc). Dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được m ram rắn khan. Giá trị m là
A. 14,80 gam. B. 12,40 gam.
C. 19,03 gam. D. 21,43 gam.
Dung dịch X chứa H2SO4 1M và Al2(SO4)3 0,75M. Dung dịch Y chứa NaOH 1M. Cho V1 lít dung dịch Y vào 100 ml dung dịch X thu được 7,8 gam kết tủa. Nếu cho V2 lít dung dịch Y vào 100 ml dung dịch X cũng thu được 7,8 gam kết tủa. Biết V1 < V2, tỉ lệ V1 : V2 là
A. 3:5. B. 3:7. C. 1:3. D. 5:7.
Phương trình điều chế propan-1,2-điol từ ancol propylic
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến