cho 52gam Fe; FeO; Fe2O3; Fe3O4 vào 2l HCL 0.9 M vừa đủ. thu được ddA và 2.24l H2(đktc). Tính m muối?
dễ trời
nHCl = 1,8 và nH2 = 0,1
Bảo toàn H:
nHCl = 2nH2 + 2nH2O —> nH2O = 0,8
—> nO = 0,8
mFe = 52 – mO = 39,2
m muối = mFe + mCl = 103,1
Hỗn hợp A gồm 2 kim loại đồng và kẽm. Cho 0,965g A vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,112 l khí ở đktc. Mặt khác cũng cho lượng A trên vào 125 g dung dịch AgNO3 2,04% thì thu được chất rắn B và dung dịch C.
a) Tính khối lượng chất rắn B và nồng độ% các chất có trong dung dịch C
b) Cho m gam A vào 400ml dung dịch CuCl2, sau phản ứng hoàn toàn chỉ thu được 19,2 g đồng và dung dịch chỉ chứa 1 muối duy nhất. Tìm m và nồng độ mol của CuCl2 đã dùng
Hỗn hợp X gồm 1 ancol E (3 chức, mạch hở), hai axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (axit có phân tử khối lớn có số mol lớn hơn) và một este 3 chức mạch hở tạo bởi ancol E với 2 axit đó. Đốt cháy hoàn toàn a gam X thu được 23,1 gam CO2 và 9,45 gam nước. Mặt khác đun nóng a gam X với 210 ml dung dịch NaOH 1M Sau khi phản ứng hoàn toàn thêm tiếp 60 ml dung dịch HCl 1M để thu hòa NaOH dư, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 0,075 mol ancol E và 15,81 gam hỗn hợp muối khan. Tìm công thức, tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.
Cho 0,15 mol este X mạch hở vào 150 gam dung dịch NaOH 8%, đun nóng để phản ứng thuỷ phân este xảy ra hoàn toàn thu được 165 gam dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 22,2 gam chất rắn khan. Có bao nhiêu công thức cấu tạo của X thoả mãn điều kiện trên.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Hỗn hợp gồm 3 este . Đốt 8,28 gam hỗn hợp thu được 0,31 nCO2 ,, Thủy phân hoàn toàn trong NaOH vừa đủ thu được 2 muối đơn chức A, B ( MA
Trên hai đĩa cân để hai cốc đựng dung dịch HCl và H2SO4 loãng sao cho cân ở vị trí thăng bằng, cho 50 gam CaCO3 vào cốc dựng dung dịch HCl, cho b gam Al vào cốc đựng dung dịch H2SO4 cân vẫn ở vị trí thăng bằng. Tính b (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
Hỗn hợp X gồm Fe, Fe2O3, Fe3O4, Cu, CuO và kim loại M (M có hóa trị không đổi). Trong hỗn hợp X có số nguyên tử O nhiều gấp hai lần số nguyên tử kim loại M, tổng số các nguyên tử kim loại bằng 11/6 số nguyên tử O. Hòa tan hoàn toàn 23,13 gam X trong dung dịch HNO3 loãng, dư thấy có 0,9 mol HNO3 phản ứng, sau phản ứng thu được dung dịch Y chứa 71,01 gam hỗn hợp muối và sinh ra 1,344 lít khí NO duy nhất (ở đktc). Xác định kim loại M và tính khối lượng mỗi muối có trong dung dịch Y.
Hòa tan 17,2 gam hỗn hợp gồm Fe và 1 oxit sắt vào 200 gam dung dịch HCl 14,6% thu được dung dịch A và 2,24 lít H2. Thêm 33 gam nước vào dung dịch A được dung dịch B. Nồng độ của HCl trong B là 2,92%. Xác định công thức của oxit sắt.
Hòa tan 10,8 gam Al trong một lượng vừa đủ H2SO4 thu được dung dịch A. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,5 M cần phải thêm vào dung dịch A để kết tủa sau khi nung đến khối lượng không đổi được chất rắn có khối lượng 10,2 gam.
Một thanh kim loại R được ngâm trong dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, thanh kim loại có khối lượng nhẹ bớt đi so với ban đầu. Cũng thanh kim loại R như vậy, sau khi ngâm trong dung dịch AgNO3, kết thúc phản ứng thì khối lượng thanh kim loại bây giờ lại nặng thêm so với ban đầu. Cho biết: R có hoá trị II; tất cả kim loại sinh ra đều bám vào thanh R; phần khối lượng nặng thêm gấp 75,5 lần phần khối lượng nhẹ bớt đi; số mol kim loại bám vào thanh R trong hai thí nghiệm trên đều bằng nhau.
Xác định kim loại R. Nếu thanh R đem thí nghiệm có khối lượng 20g; dung dịch CuSO4 có thể tích 125 ml và nồng độ 0,8M thì trong thí nghiệm với dung dịch AgNO3, thanh kim loại tăng bao nhiêu phần trăm về khối lượng? Thể tích dung dịch AgNO3 0,4M cần dùng là bao nhiêu ml?
Cho 1,36 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe được hòa tan trong 100ml dung dịch CuSO4. Sau phản ứng nhận được dung dịch A và 1,84 g chất rắn B gồm 2 kim loại. Thêm NaOH dư vào A rồi lọc kết tủa tách ra nung nóng trong không khí đến lượng không đổi thu được chất rắn D gồm MgO và Fe2O3 nặng 1,2g
Tính % khối lượng mỗi chất rắn trong hỗn hợp ban đầu và nồng độ mol của dung dịch CuSO4 tham gia?
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến