Cho 9 gam hỗn hợp Al và Mg có tỉ lệ số mol Al : Mg = 4 : 3 tác dụng với tác dụng với H2SO4 đặc nóng vừa đủ (chứa 0,5625 mol H2SO4) thu được 1 sản phẩm khử duy nhất X. X là:
A. SO2 B. S
C. H2S D. H2
nAl = 4x và nMg = 3x
—> 27.4x + 24.3x = 9
—> x = 0,05
—> nAl = 0,2 mol và nMg = 0,15 mol
—> ne = 3nAl + 2nMg = 0,9
—> nSO42- trong muối = ne/2 = 0,45
Bảo toàn S —> nS(X) = 0,5625 – 0,45 = 0,1125
—> S+6 đã nhận 0,9/0,1125 = 8e để tạo ra X
—> X là H2S
Hòa tan hết 1,360 gam hỗn hợp 2 kim loại X, Y trong dung dịch H2SO4 loãng, thu được 0,672 lít khí (đktc) và m gam muối. Giá trị của m là:
A. 2,44 gam B. 4,42 gam
C. 24,4 gam D. 4,24 gam
Oxi hóa hoàn toàn 14,30 gam hỗn hợp bột các kim loại Mg, Al, Zn bằng oxi dư thu được 22,3 gam hỗn hợp oxit. Cho lượng oxit này tác dụng hết với dung dịch HCl thì lương muối tạo ra là:
A. 48,90 gam B. 36,60 gam
C. 32,050 gam D. 49,80 gam
Cho 5,6 gam Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 0,84 lít khí (đktc) gồm một sản phẩm khử duy nhất. Sản phẩm khử duy nhất đó là:
Nung m gam bột sắt ngoài không khí sau một thời gian thu được hỗn hợp X gồm 4 chất có khối lượng 75,2 gam. Cho X tác dụng với H2SO4 đặc nóng, dư thu được 6,72 lít khí SO2 duy nhất (đktc). Gía trị m là:
A. 56 gam B. 5,6 gam
C. 52 gam D. 11,2 gam
Điện phân 100ml dung dịch Fe2(SO4)3 1M (điện cực trơ, không màng ngăn), với cường độ dòng điện I = 2,68A trong thời gian t giờ thì bắt đầu có khí thoát ra ở catot (hiệu suất của quá trình điện phân là 100%). Giá trị của t là
A. 4. B. 1.
C. 6. D. 2.
Điện phân 500 ml dung dịch X gồm NaCl và BaCl2, sau một thời gian điện phân thu được 0,56 lít khí Cl2 (đktc) trên anot và dung dịch Y. Giá trị pH của dung dịch Y là (giả sử thể tích dung dịch không đổi khi điện phân)
A. 12 B. 10
C. 11 D. 13
Mắc nối tiếp hai bình điện phân chứa lần lượt hai dung dịch NaCl và AgNO3. Sau một thời gian điện phân thì thu được ở catot của bình 1 là 2,24 lit khí (đktc). Khối lượng bạc bám trên catot của bình 2 và thể tích khí thoát ra ở anot bình 2 là :
A. 10,8g; 0,56(l). B. 5,4g; 0,28(l).
C. 21,6g; 1,12(l) D. 43,2g; 2,24(l).
Điện phân 200 ml dung dịch X có FeCl3 0,6M và CuCl2 0,2M (điện cực trơ) với cường độ dòng điện là 1,34A cho đến khi Cu giải phóng hết thì thời gian đã điện phân là t giờ. Giá trị của t là.
A. 2 B. 5
C. 4 D. 3
Điện phân 200 ml hỗn hợp Cu(NO3)2 xM và KCl yM (điện cực trơ, có màng ngăn) đến khi nước bắt đầu điện phân ở cả 2 điện cực thì dừng lại. Dung dịch sau điện phân giảm đi 22,04 (g) so và dung dịch ban đầu và dung dịch này hòa tan tối đa được 7,92 g Zn(OH)2. Thời gian điện phân là 19300(s). Xác định x, y, cường độ dòng điện:
A. 0.5M, 1.2M, 2.5A B. 1M, 2.5M, 1A
C. 0.6M, 2M, 2A D. 1M, 2M, 2A
Điện phân 1 lit dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,01M; CuSO4 0,01M và NaCl 0,02M với điện cực trơ, màng ngăn xốp. Khi ở anot thu được 0,336lit khí (đktc) thì dừng điện phân. Dung dịch sau điện phân có pH bằng:
A. pH = 8 B. pH = 6
C. pH = 7 D. pH = 5
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến