Bài thơ Ông đồ có sự gặp gỡ của hai cảm hứng: thương người và hoài cổ. Ông đồ, cái di tích tiều tụy, đáng thương của một thời tàn trở thành đề tài trong thơ Vũ Đình Liên. Lòng yêu mến, kính trọng 1 tài năng đã bắt đầu rơi vào quên lãng được nhà thơ thể hiện qua từng câu, từng chữ ngợi ca tài năng của ông đồ "Hoa tay thảo những nét/Như phượg múa rồng bay". Thế nhưng, Thời thế đổi thay, hoàn cảnh thay đổi, ông đò dường như chìm vào quê lãng. Đến đây, sự cảm thông, xót thương trước di tíchtiều tụy đã đi vào thời tàn tạ của tác giả trào ra qua từng vần thơ. Số người còn chút mến yêu và kính trọng chữ nho giờ cũng mỗi năm mỗi vắng, khách quen cũng tan tác mỗi người một ngả. "Người thuê viết nay đâu" đây là một câu hỏi tu từ chứa đựng băn khoăn cũng như nỗi buồn của tác giả trước sự thay đổi của con người, mùa xuân vẫn đẹp như thế, nhưng con người nay đã không còn quan tâm đến nét đẹp văn hóa xưa.Giấy đỏ cũng biết buồn nên đã chẳng còn thắm, màu giấy đã phôi phai đi rồi nhạt dần, thỏi mực đã mài nhưng không được dùng đến nay cũng đọng lại trong nghiên. Không những thế, làm nên thi phẩm còn là nièm hoài cổ của nhà thơ Vũ Đình Liên. Hoa đào vẫn nở, Tết vẫn đến, quy luật thiên nhiên vẫn tuần hoàn, nhưng người thì không thấy nữa: "Không thấy ông đồ xưa". Kết cấu đầu cuối tương ứng, Tứ thơ cảnh cũ còn đó, người xưa ở đâu và hình ảnh "người muôn năm cũ" gợi lên trong lòng người đọc niềm hụt hẫng, cảm thương, tiếc nuối vô hạn. Đó cũng là một khát khao gọi về những giá trị tinh thần đã bị bỏ quên. Cảm hứng hoài cổ của tác giả chính nuối tiếc những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc nay bị tàn tạ, lãng quên. Từ lòng thương một ông đồ rất cụ thể thành nỗi niềm tiếc nhớ, thương xót cho cae 1 lớp người, một nền Nho học hưng thịnh, những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc.