Câu 1:
- Đoạn văn trên đã sử dụng phép tu từ liệt kê:" Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết."
-> Tác dụng: nhằm diễn tả một cách sâu sắc sự giản dị của Bác trên nhiều phương diện: đời sống,tác phong,quan hệ với mọi người,trong lời nói và bài viết.
+ "hiểu được, nhớ được, làm được"
-> Tác dụng: diễn tả sâu sắc tác dụng trong lời nói giản dị của Bác. Bác nói giản dị khiến mọi người hiểu được, nhớ được và làm theo.
- Phép tu từ điệp từ ''được" (được nhắc lại 3 lần)
-> Nhấn mạnh tác dụng sự giản dị trong lời nói giản dị của Bác.
+ "Chân lí" (được nhắc lại 4 lần)
-> Nhấn mạnh sự chân thật, giản dị nhưng cũng rất sâu sắc trong lời nói và bài viết của Bác.
Câu 2:
- Ý nghĩa của câu nói là: diễn tả sâu sắc, đầy đủ hơn sự giản dị nhưng mang tính chân lí của Bác.
Câu 3:
- Nhà văn Phạm Văn Đồng đã chứng minh Bác giản dị ở những phương diện sau: trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong sinh hoạt, trong lời nói và bài viết.