Cho m gam Cu tác dụng với dung dịch chứa Fe(NO3)3 và HCl, sau phản ứng thu được dung dịch X chứa hai chất tan và 20,16 lít khí NO (đktc). Giá trị lớn nhất của m là :
A. 86,4 B. 105,6 C. 96,0 D. 172,8
nNO = 0,9. Bảo toàn N —> nFe(NO3)3 = 0,3
Đặt nCu = x
TH1: X chứa FeCl2 (0,3) và CuCl2 (x)
Bảo toàn electron: 2x = nFe3+ + 3nNO
—> x = 1,5
—> mCu = 96
TH2: X chứa FeCl3 (0,3) và CuCl2 (x)
Bảo toàn electron: 2x = 3nNO —> x = 1,35
—> mCu = 86,4
—> m max = 96
Trộn dung dịch HCl 1,2M và dung dịch H2SO4 1M với những thể tích khác nhau, thu được dung dịch X. Lấy 17,7 gam hỗn hợp gồm Fe và Zn tác dụng với 300ml dung dịch X
a. Hãy cho biết hỗn hợp kim loại phản ứng hết hay còn dư. Giải thích
b. Tính thể tích H2 thoát ra ở đktc
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho đimetyl oxalat vào dung dịch NaOH đun nóng. (b) Cho phenyl axetat vào dung dịch NaOH đun nóng. (c) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch muối mononatri glutamat. (d) Cho metyl amino axetat vào dung dịch NaOH đun nóng. (e) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch phenylamoni clorua. (g) Cho nước brôm vào dung dịch anilin. Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Dung dịch X chứa Al2(SO4)3 0,5M và H2SO4 0,5M. Cho V1 ml hoặc V2 ml dung dịch NaOH 1M vào 100 ml dung dịch X đều thu được 4,68 gam kết tủa. Tỉ lệ V1 : V2 là
A. 7:11. B. 5:9. C. 4:7. D. 3:10.
Hòa tan hoàn toàn 16 gam một oxit bazo bằng lượng vừa đủ 200 gam dung dịch H2SO4 loãng có nồng độ 9,8%. Xác định CTHH của oxit trên
Cho 37,08 gam hỗn hợp rắn X gồm MgCO3 và BaCO3 vào H2SO4 loãng, thu được 0,16 mol khí CO2, chất rắn Y và dung dịch Z chứa 9,6 gam muối. Lấy toàn bộ Y đem nung đến khối lượng không đổi, thu được 0,12 mol khí CO2 và m gam rắn T. Giá trị của m là
A. 9,32. B. 24,76. C. 27,96. D. 18,36.
Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất cả quá trình là 75%. Lượng CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch chứa 0,8 mol NaOH, thu được dung dịch Y chứa NaHCO3 1M và Na2CO3 0,5M. Giá trị m là
A. 36,45. B. 64,80. C. 72,00. D. 86,40.
Lấy m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và muối mononatri glutamat tác dụng tối đa với dung dịch chứa 11,2 gam KOH, thu được 29,94 gam muối. Giá trị m là
A. 25,28. B. 22,34. C. 28,22. D. 21,90.
Cho m gam hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng tác dụng với CuO dư, đun nóng thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi có tỉ khối so với metan bằng 1,7625. Toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng thu được 60,48 gam Ag. Giá trị m là
A. 8,08. B. 6,24. C. 9,36. D. 7,52.
Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl loãng dư, thu được 4,8 gam rắn không tan và dung dịch Y chứa FeCl2 0,6M, CuCl2 0,2M, HCl 0,2M. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và 61,38 gam kết tủa. Giá trị m là
A. 19,60. B. 18,12. C. 16,64. D. 13,68.
Cho m gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại Al, Fe, Cu vào dung dịch CuSO4 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 35,2 gam kim loại. Nếu cũng hòa tan m gam hỗn hợp X vào 500ml dung dịch HCl 2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,96 lít khí H2 (đktc), dung dịch Y và a gam chất rắn. Cho từ từ dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y và khuấy đều đến khi thấy bắt đầu xuất hiện kết tủa thì dùng hết V lít dung dịch NaOH 2M, tiếp tục cho dung dịch NaOH vào đến khối lượng kết tủa không có sự thay đổi thì lượng dung dịch NaOH 2M đã dùng hết 600 ml. Tìm giá trị của m, a, V.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến