Cho m gam hỗn hợp X gồm Na và Be vào nước thu được V lít H2. Mặt khác cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch NaOH dư thu được 2V lít H2. Thành phần phần trăm khối lượng của Na trong hỗn hợp X là
A. 63% B. 72% C. 83,6% D. 46%
Tự chọn V ứng với 1 mol khí. Đặt nNa = a và nBe = b
Với H2O: nBe phản ứng = 0,5a
—> a + 2.0,5a = 1.2 —> a = 1
Với NaOH dư: Be phản ứng hết
—> a + 2b = 2.2 —> b = 1,5
—> %Na = 63,01%
Đốt cháy hoàn toàn 9,2 gam hỗn hợp Zn và Al trong bình kín chứa khí O2 (dư) thu được 13,2 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 1,12 lít. B. 2,80 lít. C. 3,36 lít. D. 2,24 lít.
Một bình sẫm màu, mất nhãn, được xác định chứa dung dịch HCl đặc hoặc dung dịch H2SO4 đặc. Chỉ với thao tác mở nắp bình và quan sát, có thể xác định bình đó chứa dung dịch axit nào hay không? Nếu được thì dựa vào hiện tượng gì? Vì sao có hiện tượng đó?
X là hỗn hợp khí N2 và H2. Dẫn X qua Fe đun nóng thu được 10,08l hỗn hợp khí Y gồm N2, H2, NH3 (hiệu suất tổng hợp NH3 25%) biết tỷ khối X so với Y là 0,9. Cho hỗn hợp Y qua 40g CuO phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy chất rắn giảm m g. Tính m
Cho 0,3 mol CO2 hấp thụ hết vào 200ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 150 ml dung dịch HCl 1M, thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 2,80 B. 4,48 C. 2,52 D. 2,24
X là este no, đơn chức; Y là este no, hai chức (X, Y đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp E chứa X, Y bằng lượng O2 vừa đủ thì thấy tổng khối lượng O2, CO2, H2O là 26,78 gam. Mặt khác, đun nóng 11,96 gam hỗn hợp E cần dùng 140ml dung dịch NaOH 1M. Số mol O2 cần dùng để đốt cháy 0,05 mol E là?
A. 0,325 B. 0,275 C. 0,375 D. 0,415
Cho x gam P2O5 vào 100 gam nước thu được dung dịch A. Cho từ từ dung dịch A vào 125 gam dung dịch NaOH 16% người ta thu được dung dịch B. Xác định giá trị của x để trong dung dịch B nồng độ phần trăm của 2 muối Na2HPO4 và NaH2PO4 bằng nhau.
Đốt cháy hỗn hợp gồm C và S trong khí O2 dư thì có 2,24 lít phản ứng, thu được hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào 100 ml dung dịch chứa NaOH 3aM và Ba(OH)2 2aM, thu được m1 gam kết tủa và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với V ml dung dịch Ba(OH)2 1M, khi giá trị V nhỏ nhất bằng 50 ml thì lượng kết tủa là lớn nhất, sau phản ứng thu được dung dịch Z chứa m2 gam chất tan. Biết thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn và các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m2 là?
A. 3 B. 4,5 C. 5 D. 6
Cho 9,0 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 16,30 gam muối. Công thức phân tử của X là
A. C4H11N. B. CH5N. C. C2H7N. D. C3H9N.
Cho 20,3 gam tripeptit Gly-Ala-Gly tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1,2M. Giá trị của V là
A. 720. B. 250. C. 360. D. 500.
Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam hỗn hợp X chứa ba este đều đơn chức, mạch hở bằng oxi vừa đủ, thu được 7,168 lít CO2 (đktc). Mặt khác, hidro hóa hoàn toàn 7,2 gam X trên cần dùng 0,08 mol H2, thu được hỗn hợp Y. Đun nóng X với NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được ancol no Z duy nhất và m gam chất rắn khan. Nếu đốt cháy hết Z trên cần vừa đủ 0,135 mol O2. Giá trị của m là
A. 8,12. B. 7,24. C. 6,94. D. 7,92.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến