Cho m gam K2O vào 200ml dung dịch KOH 1M thu được 200ml dung dịch A. Cho 400ml dung dịch H2SO4 1,25M vào dung dịch A thu được dung dịch B. Nồng độ của H2SO4 dư trong dung dịch B là 0,5M. Tính giá trị m và nồng độ mol của muối trong dung dịch B.
nH2SO4 ban đầu = 0,4.1,25 = 0,5
VB = 0,6 lít —> nH2SO4 dư = 0,6.0,5 = 0,3
—> nH2SO4 phản ứng = 0,5 – 0,3 = 0,2
H2SO4 + 2KOH —> K2SO4 + 2H2O
0,2………….0,4…………..0,2
CM K2SO4 = 0,2/0,6 = 1/3M
K2O + H2O —> 2KOH
x………………………2x
nKOH ban đầu = 0,2.1 = 0,2 mol
—> nKOH tổng = 2x + 0,2 = 0,4 —> x = 0,1
—> mK2O = 9,4 gam
Người ta dùng khí CO dư ở nhiệt độ cao để khử hoàn toàn 53,5 gam hỗn hợp X chứa CuO, Fe2O3, PbO, FeO thu được hỗn hợp kim loại Y và hỗn hợp khí Z. Cho Z tác dụng hết với dung dịch Ca(OH)2 dư, phản ứng xong người ta thu được 60 gam kết tủa trắng. a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng b) Xác định khối lượng của hỗn hợp kim loại Y.
Cho m gam hỗn hợp oxit sắt gồm FeO, Fe3O4, và Fe2O3 tan vừa hết trong dung dịch H2SO4 tạo thành dung dịch X. Cô cạn dụng dịch X thu được 70,4 gam muối, mặt khác cho Clo dư đi qua X rồi cô cạn thì thu được 77,5 gam muối. Tính m?
Cho từ từ V ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,2M và HNO3 0,2M vào 100ml dung dịch gồm NaHCO3 1M và Na2CO3 aM sau phản ứng thu được 0,672 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Cho Ba(OH)2 dư vào Y thu được 23,3 gam kết tủa. Giá trị của a và V là:
A. 0,5M và 0,2 B. 0,5M và 200
C. 0,3M và 100 D. 0,3M và 200
Cho m gam Fe vào dung dịch chứa Fe(NO3)3 0,1M và Cu(NO3)2 0,4M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và m gam rắn Y. Dung dịch X tác dụng tối đa với dung dịch NaOH (không có mặt O2), thu được 19,96 gam kết tủa. Giá trị m là:
A. 8,96 B. 17,92 C. 13,44 D. 6,72
a. Phân tích 17 gam dẫn xuất điclo của một ankan A thu được 14,2 gam clo. Xác định công thức phân tử của a.
b. Có thể điều chế A bằng cách nung muối Natri của axit hữu cơ với vôi trộn NaOH (hiệu suất phản ứng 80%). Tìm khối lượng muối khan cần dùng nếu như cần điều chế 0,56 lít A (đktc).
Nguyên tử A, B có mức năng lượng ngoài cùng lần lượt là 3p5 và 4s2.
a. Dựa vào cấu hình electron nguyên tử xác định vị trí, tính chất cơ bản của nguyên tố A, B.
b. Viết cấu hình electron của ion tương ứng của A, B.
Hòa tan hoàn toàn 34,7 gam hỗn hợp bột Mg, CuO, Al2O3 vào 125,6 gam dung dịch HCl (vừa đủ) thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và dung dịch A. Chia A làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với NaOH (D = 1,01 g/ml) vừa đủ để thu được lượng kết tủa lớn nhất và dung dịch B. Nung kểt tủa đến khối lựơng không đổi thu được chất rắn C. Phần 2 cho tác dung với NaOH dư thu được lượng kết tủa nhỏ nhất và dung dịch D. Lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được 14,15 gam chất rắn.
1. Tính khối lượng từng chất trong A
2. Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch A
3. Tính khối lượng muối trong dung dịch B và khối lượng chất rắn C
Xà phòng hóa hoàn toàn 3,98 gam hỗn hợp hai este bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 4,1 gam muối của một axit cacboxylic và 1,88 gam hỗn hợp hai ancol là đồng đẳng kế tiếp nhau. Công thức của hai este đó là
A. HCOOCH3 và HCOOC2H5.
B. C2H5COOCH3 và C2H5COOC2H5.
C. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5.
D. CH3COOC2H5 và CH3COOC3H7.
Hấp thụ hoàn toàn a mol khí CO2 vào dung dịch chứa b mol Ca(OH)2 thì thu được hỗn hợp 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2. Quan hệ giữa a và b là :
A. b < a < 2b. B. a = b. C. a > b. D. B. a < b.
Cho sơ đồ phản ứng: (1) X + O2 → axit cacboxylic Y1 (2) X + H2 → ancol Y2 (3) Y1 + Y2 → Y3 + H2O Biết Y3 có công thức phân tử C6H10O2. Tên gọi của X là :
A. Anđehit metacrylic. B. Anđehit acrylic.
C. Anđehit propionic. D. Anđehit axetic.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến