Các kim loại thuộc dãy nào sau đây đều phản ứng với dung dịch CuCl2?A. Na, Mg, Ag. B. Fe, Na, Mg. C. Ba, Mg, Hg. D. Na, Ba, Ag.
Cho a gam hỗn hợp kim loại Zn, Cu vào 500ml dung dịch NaOH x mol/l được 0,448 lít H2 (đktc) và còn lại a1 gam kim loại không tan. Oxi hoá hoàn toàn lượng kim loại không tan đó thu được 1,248 a1 gam. Giá trị của x làA. 0,04. B. 0,06. C. 0,08. D. 0,12.
Thực hiện các thí nghiệm sau:(1) Cho bột Cu vào dung dịch FeCl3 dư.(2) Cho bột Fe vào dung dịch CuCl2 dư.(3) Thổi luồng khí CO đến dư qua ống sứ chứa Fe3O4 nung nóng.(4) Điện phân nóng chảy NaCl.(5) Cho Na vào dung dịch CuSO4.(6) Nung nóng hỗn hợp bột gồm MgO và cacbon trong điều kiện không có không khí.Số thí nghiệm thu được kim loại làA. 4. B. 3. C. 5. D. 6.
Cho m gam bột sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X. Chia X thành 2 phần không bằng nhau: Phần 1: cho tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 (đktc). Phần 2: cho tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 6,72 lít khí NO (đktc). NO là sản phẩm khử duy nhất của HNO3. Giá trị của m gần với giá trị nào nhất?A. 24,0. B. 30,8. C. 28,2. D. 26,4.
Khử hoàn toàn 6,64 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 bằng CO dư. Dẫn hỗn hợp khí thu được sau phản ứng vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 8 gam kết tủa. Khối lượng sắt thu được là (g)?A. 4,4. B. 3,12. C. 5,36. D. 5,63.
Trong công nghiệp tráng gương như: Tráng phích, tráng gương soi, gương trang trí người ta làm như sau: Đầu tiên là làm sạch bề mặt thuỷ tinh, sau đó người ta cho muối thiếc tráng qua bề mặt thuỷ tinh, rồi cho hổn hợp AgNO3/NH3 dư vào bề mặt kính, sau đó cho tiếp một hoá chất X vào rồi bắt đâu gia nhiệt. Hỏi X là chất nào sau đây?A. Andehyt axetic. B. Glucozơ. C. Andehyt fomic. D. Các chất trên đều được.
Một sợi dây phơi quần áo bằng Cu nối với một đoạn dây Al để trong không khí. Hiện tượng và kết luận nào sau đây không đúng?A. Chỗ nối của 2 kim loại Cu-Al trong tự nhiên xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa. B. Al là cực âm bị ăn mòn nhanh. C. Không nên nối bằng những kim loại khác nhau, nên nối bằng đoạn dây Cu. D. Cu là cực âm bị ăn mòn nhanh.
Khi thêm vôi vào nước mía sẽ làm kết tủa các axit hữu cơ, các protit. Khi đó sacarozo biến thành canxisacarat tan được trong nước. Trước khi tẩy màu bằng dung dịch SO2 người ta sục khí CO2 vào dung dịch nhằmA. tăng áp suất tạo ga và tạo môi trường axit. B. chỉ tạo môi trường axit. C. trung hòa lượng vôi dư và giải phóng sacarozo. D. trung hòa lượng vôi dư và tạo môi trường axit.
Các hiện tượng sau đây hiện tượng nào mô tả không chính xác?A. Nhúng qùy tím vào dung dịch etylamin thấy quỳ chuyển màu xanh. B. Phản ứng giữa khí metyl amin và hiđro clorua làm xuất hiện "khói trắng". C. Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đựng dung dịch anilin thấy có kết tủa trắng. D. Thêm vài giọt phenolphtalein vào dung dịch đimetylamin thấy xuất hiện màu xanh.
Kết quả thí nghiệm của các hợp chất hữu cơ A, B,C, D, E như sauMẫu thửThuốc thửHiện tượngADung dịch AgNO3 trong môi trường NH3 đun nóngKết tủa Ag trắng sángBCu(OH)2 trong môi trường kiềm, đun nóngKết tủa Cu2O đỏ gạchCCu(OH)2 ở nhiệt độ thườngDung dịch xanh lamDNước Br2Mất màu dung dịch Br2EQùy tímHóa xanhCác chất A, B, C, D, E lần lượt làA. Etanal, axit etanoic, metyl axetat, phenol, etyl amin. B. Metyl fomat, etanal, axit metanoic, glucozơ, metyl amin. C. Metanal, glucozơ, axit metanoic, fructozơ, metyl amin. D. Metanal, metyl fomat, axit metanoic, metyl amin, glucozơ.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến