Cho sơ đồ phản ứng: NaX (r) + H2SO4 (đ) → NaHSO4 + HX (X là gốc axit). Phản ứng trên có thể dùng để điều chế các axit
A. HF, HCl, HBr, H3PO4.
B. HNO3, HCl, HF, H3PO4.
C. HNO3, HI, HBr, H3PO4.
D. HCl, HI, HF, H3PO4.
H2SO4 đặc có tính oxi hóa nên HX phải có tính khử yếu hoặc không có tính khử thì mới được tạo ra.
—> HNO3, HCl, HF, H3PO4.
Một hidrocacbon thơm A có 1 vòng benzen. Biết 2,36 gam A phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch Br2 0,2M. Mặt khác, oxi hóa A bằng dung dịch KMnO4 đặc/H2SO4 đặc thu được axit thơm B. 3,32 gam B tác dụng vừa đủ với 1,6 gam NaOH. a) Xác định công thức cấu tạo A, B. b) Tính thể tích KMnO4 0,2M oxi hoá hết 2,36 gam A thành B
Hòa tan hết 8,1 gam kim loại X vào dung dịch HCl lấy dư thấy thu được 10,08 lít khí H2 (đktc). Nhận xét về kim loại X là đúng?
A. X tan cả trong dung dịch HCl và NH3.
B. X có độ dẫn điện lớn hơn so với Cu.
C. X là kim loại có tính khử mạnh.
D. X là kim loại nhẹ hơn so với nước.
Tiến hành trùng hợp 1 mol etilen ở điều kiện thích hợp, đem sản phẩm sau trùng hợp cho tác dụng với dung dịch brom dư thì lượng brom phản ứng là 36 gam. Hiệu suất phản ứng trùng hợp và khối lượng polietilen (PE) thu được là
A. 85,0% và 23,8 gam. B. 77,5% và 22,4 gam.
C. 70,0% và 23,8 gam. D. 77,5% và 21,7 gam.
Cho dãy biến hóa sau: Natri axetat → Metan → Axetilen → Vinylaxetilen → Butađien → Polibutađien. Khi thực hiện dãy chuyển hóa trên (mỗi mũi tên là một phản ứng), số phản ứng oxi hóa khử xảy ra là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Na, Na2O, K, K2O, Ba và BaO (oxi chiếm 8,75% về khối lượng) vào H2O thu được 400 ml dung dịch Y và 1,568 lít H2 (đktc). Trộn 200 ml dung dịch Y với 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,15M, thu được 400 ml dung dịch có pH = 13. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 15. B. 14. C. 13. D. 12.
Nung m gam hỗn hợp X gồm Mg, Mg(NO3)2, Fe(NO3)2 và FeCO3 trong bình kín (không có không khí). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn Y và 2,016 lít hỗn hợp khí gồm NO2 và CO2. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3, thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối và 4,48 lít hỗn hợp hai khí gồm NO và NO2 có tỷ khối hơi so với H2 là 17. Cho dung dịch NaOH dư vào Z thấy xuất hiện 0,01 mol khí và 23,44 gam kết tủa. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16,8 gam rắn. Phần trăm khối lượng của Mg trong X bằng
A. 6,00%. B. 7,50%. C. 44,25%. D. 46,50%.
Hòa tan m gam hỗn hợp A gồm FeO và Fe2O3 bằng dung dịch HNO3 thu được 0,01 mol NO. Nung m gam hỗn hợp A với a mol CO thu được b gam chất rắn B rồi hòa tan trong HNO3 thì thu được 0,034 mol NO. Giá trị của a là?
A. 0,024 B. 0,036 C. 0,03 D. 0,04
Cho 15,84 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe(OH)2, Fe(OH)3 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 2,912 lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Dung dịch Y có thể hòa tan được tối đa 9,24 gam Fe (thu được a mol khí NO và dung dịch Z). Giá trị của a là?
A. 0,01 B. 0,02 C. 0,03 D. 0,04
Một loại quặng có chứa 80% lưu huỳnh. Tính thể tích dung dịch H2SO4 98% có D = 1,84g/ml được điều chế từ 3,2 tấn quặng trên. Biết hiệu suất của phản ứng điều chế là 80%
Hidrocacbon A và B đều có 92,3% C trong phân tử. Cho A và B phản ứng với H2 (Ni, t°) thu được các hidrocacbon no C và D tương ứng. Chất C có tỉ lệ về khối lượng mH : mC = 1 : 4. Chất D có tỉ lệ về khối lượng mH : mC = 1 : 6. Tỉ khối của C, D so với H2 bằng 15 và 42 tương ứng. Cho biết tên A, B, C, D.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến