Cho V lít dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và H2SO4 0,25M vào 0,5 lít hỗn hợp NaAlO2 1M và NaOH 1M đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và 15,6 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là:
A. 2,5 lít. B. 0,7 lít. C. 1,4 lít. D. 1,9 lít.
nHCl = 0,5V và nH2SO4 = 0,25V —> nH+ = V
nAlO2- = nOH- = 0,5; nAl(OH)3 = 0,2
V đạt giá trị lớn nhất khi Al(OH)3 đã kết tủa hoàn toàn sau đó bị hòa tan trở lại một phần:
nH+ = V = nOH- + 4nAlO2- – 3nAl(OH)3
—> V = 1,9 lít
Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin bằng không khí vừa đủ. Trong hỗn hợp sau phản ứng chỉ có 0,4 mol CO2, 0,7 mol H2O và 3,1 mol N2. Giả sử trong không khí chỉ gồm N2 và O2 với tỉ lệ thể tích N2 : O2 = 4 : 1 thì giá trị gần nhất của m là:
A. 50 gam. B. 10 gam. C. 90 gam. D. 5 gam.
Đun nóng a gam một hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O), mạch không phân nhánh với dung dịch chứa 14 gam KOH đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch A, để trung hoà KOH dư trong A cần dùng 180 ml dung dịch HCl 0,5M. Làm bay hơi hỗn hợp sau khi trung hoà một cách cẩn thận, người ta thu được 7,36 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức Y và 22,065 gam hỗn hợp hai muối Z. Giá trị của a là:
A. 13,76 gam. B. 13,04 gam. C. 16,64 gam. D. 14,86 gam.
Oxi hóa 7,36 gam ancol đơn chức A bằng oxi không khí (có xúc tác và đun nóng) thu được 9,92 gam hỗn hợp X gồm anđehit, ancol dư và nước. Cho X tác dụng với AgNO3/NH3, t° dư thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
A. 69,12 gam. B. 61,92 gam. C. 34,56 gam. D. 43,2 gam.
Hòa tan 0,54 gam Al vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch X và 0,1344 lít hỗn hợp Y gồm N2O và N2 có tỉ khối với H2 là 18. Cô cạn dung dịch X thu được m gam rắn. Giá trị m là
A. 6,39 B. 4,26 C. 4,32 D. 6,45
Cho các chất sau: FeBr3, FeCl2, Fe3O4, Al2O3, AlBr3, MgI2, KBr, NaCl. Axit H2SO4 đặc nóng có thể oxi hóa bao nhiêu chất?
A. 5. B. 6. C. 4. D. 7.
Có các cặp chất: dung dịch AgNO3 và dung dịch H3PO4; Cu và dung dịch FeCl3; H2S và dung dịch Pb(NO3)2; H2S và dung dịch ZnCl2; dung dịch AgNO3 và dung dịch FeCl3. Số cặp chất xảy ra phản ứng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Cho 11,76 gam hỗn hợp X gồm Mg, MgO và MgCO3 có tỷ lệ mol 3 : 1 : 1 theo thứ tự trên tan hoàn toàn trong dung dịch Y chứa H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối trung hòa và V lít hỗn hợp khí T gồm NO, N2O, H2 và CO2 (ở đktc có tỷ khối so với H2 là 218/15). Cho dung dịch BaCl2 dư vào Z đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 79,22 gam kết tủa. Còn nếu cho Z phản ứng với dung dịch NaOH thì lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,61 mol. Giá trị của V là:
A. 3,36 lít. B. 5,6 lít. C. 2,688 lít. D. 4,48 lít.
Số CTCT ancol mạch hở, bền và có 3 nguyên tử C trong phân tử là:
A. 6. B. 2. C. 5. D. 7.
X là một α-aminoaxit no, mạch hở, chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH; Gly là glyxin. Hỗn hợp Y gồm các peptit mạch hở X-Gly, X-X-Gly và X-X-X-Gly có tỉ lệ mol tương ứng theo thứ tự trên là 1 : 2 : 3. Cho 146,88 gam hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và KOH 1,5M vừa đủ đun nóng thu được dung dịch chứa 217,6 gam hỗn hợp muối. Để đốt 0,1 mol hỗn hợp Y cần V lít O2 (đktc). Giá trị của V là:
A. 38,08 lít. B. 40,32 lít. C. 42,56 lít. D. 39,20 lít.
Cho m gam hỗn hợp X gồm metanol, etan-1,2-điol và glixerol tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít khí. Khi đốt m gam hỗn hợp X cần vừa đủ 14 lít O2. Các thể tích ở đktc, giá trị của m là:
A. 18,6 gam. B. 21,4 gam. C. 15,5 gam. D. 15,2 gam.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến