bn tham khảo,
Từ xưa đến nay, ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ chúng ta là phải " thương người như thể thương thân". Như vậy mới đúng với truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN là lấy chữ nhân làm gốc. Và đó cũng là 1 trong những phẩm giá của con người VN.
Thương thân là thương chính bản thân mình. Khi đói không cơm ăn, khi lạnh không áo mặc, khi ốm đau không có thuốc uống và không ai chăm sóc... lúc đó bạn mới cảm nhận được mình đang rất thương bản thân mình. Thương người là thương xót mọi người xung quanh, quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ khi mọi người gặp khó khăn. Thương người như thể thương thân là ta yêu quý bản thân mình như thế nào thì với mọi người cũng như thế. Nếu bản thân đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu,...thì gặp những người xung quanh cùng cảnh ngộ ấy, ta hãy cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ, quan tâm tới họ như với chính bản thân mình.
Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết thương yêu trân trọng mọi người như chính bản thân mình. Trong cuộc sống phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau, thể hiện được tình thương nhân ái trong xã hội VN. Một cá nhân không thể sống thiếu gia đình, một gia đình không thể tách riêng khỏi xã hội, nhất là những lúc cơ nhỡ, khó khăn. Theo thống kê hiện nay, trên thế giới có tới 70% trẻ em trở nên hư hỏng, đầu trộm đuôi cướp là do thiếu sự quan tâm của gia đình và xã hội. Mối quan hệ giữa người với người rất khăng khít, mình có thông cảm, yêu thương,giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối sử như vậy. Nếu hôm nay bạn giúp đỡ cho người nghèo có cơm ăn, áo mặc thì chắc chắn họ sẽ biết ơn và ít nhất bạn cũng được họ kính trọng vì là ân nhân của họ. Hiện nay, trên cả nước có rất nhiều phong trào từ thiện, nhiều quỹ từ thiện được lập lên như : quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, quỹ dành cho người khuyết tật,... Đồng thời ngày nay còn có những ngôi nhà tình nghĩa, các trường học mới được xây dựng cho các em học sinh nghèo. Đó là biểu hiện rất cụ thể cho truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc VN.