Đem nung hỗn hợp A, gồm hai kim loại: x mol Fe và 0,15 mol Cu, trong không khí một thời gian, thu được 63,2 gam hỗn hợp B, gồm hai kim loại trên và hỗn hợp các oxit của chúng. Đem hòa tan hết lượng hỗn hợp B trên bằng dung dịch H2SO4 đậm đặc thu được 0,3 mol SO2. Trị số của x làA. 0,7 mol. B. 0,6 mol. C. 0,5 mol. D. 0,4 mol.
Cho 1,12 gam bột Fe và 0,24 gam một Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4 khuấy nhẹ cho đến khi dung dịch mất màu xanh. Nhận thấy khối lượng kim loại sau phản ứng là 1,88g. Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 ban đầu là:A. 0,15M. B. 0,05M. C. 0,1M. D. 0,12M.
Cho các nhận định sau:(1) Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là thực hiện quá trình khử các ion kim loại.(2) Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất bị khử hay chất nhận proton.(3) Các kim loại như: Cu, Ni, Pb, Fe...có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện.(4) Khi điện phân dung dịch muối clorua được dùng điều chế các kim loại như: Cu, Fe, Ni, Ag.(5) Các kim loại như: Mg, Al, Ba...không điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch.(6) Người ta có thể điều chế đồng bằng cả 3 phương pháp: thủy luyện, nhiệt luyện và điện phân.(7) Để điều chế kim loại với độ tinh khiết cao người ta thường dùng phương pháp điện phân.(8) Các kim loại Fe, Cu, Ag có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dd muối của chúng.Số nhận định đúng là:A. 7. B. 5. C. 4. D. 6.
Dãy nào sau đây bao gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần về tính dẫn điện? A. Fe, Al, Cu, Ag. B. Al, Fe, Cu, Ag. C. Al, Fe, Ag, Cu. D. Fe, Al, Ag, Cu.
Cho m gam bột Zn vào 500 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,24M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch tăng thêm 9,6 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị của m là: A. 20,80. B. 48,75. C. 32,50. D. 29,25.
Cho một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những muối sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3, H2SO4 loãng, NH4NO3. Tổng số trường hợp tạo ra muối Fe(II) là:A. 7. B. 4. C. 5. D. 6.
Hoà tan hoàn toàn 0,368 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn cần vừa đủ 25 lít HNO3 0,001M. Sau phản ứng thu được dung dịch chứa 3 muối và không có khí thoát ra. Vậy khối lượng mỗi kim loại Al, Zn trong hỗn hợp X ban đầu là?A. 0,081g; 0,287g. B. 0,026g; 0,342g. C. 0,096g; 0,272g. D. 0,108g; 0,26g.
Mô tả nào dưới đây không phù hợp với thí nghiệm nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4 một thời gian?A. Bề mặt thanh kim loại có màu đỏ. B. Dung dịch bị nhạt màu. C. Dung dịch có màu vàng nâu. D. Khối lượng thanh kim loại tăng.
Nhận định nào sau đây không đúng về phương pháp điểu chế kim loại?A. Phương pháp nhiệt luyện được áp dụng để sản xuất kim loại trong công nghiệp và thường được dùng để điều chế kim loại có tính khử yếu và trung bình. B. Phương pháp thuỷ luyện là phương pháp dùng kim loại tự do có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại khác trong dung dịch muối. C. Phương pháp nhiệt luyện là dùng chất khử như CO, H2, C hoặc kim loại như Al để khử ion kim loại trong oxit ở nhiệt độ cao. D. Phương pháp thủy luyện được áp dụng trong phòng thí nghiệm để điều chế các kim loại có tính khử mạnh.
Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7 : 3 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của N+5). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 44,1 gam. Giá trị của m là?A. 50,4. B. 40,5. C. 33,6. D. 44,8.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến