Cho các thí nghiệm sau:(1) Sục khí CO2 vào dung dịch Na[Al(OH)4] hay NaAlO2.(2) Sục khí NH3 vào dung dịch AlCl3.(3) Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl loãng vào dung dịch Na[Al(OH)4] hay NaAlO2.Những thí nghiệm có hiện tượng giống nhau làA. (1) và (2). B. (1) và (3). C. (2) và (3). D. (1), (2) và (3).
Một hỗn hợp X gồm Cu và một kim loại M hoá trị 2. X tác dụng với HCl dư cho ra 11,2 lít khí (đktc) và để lại một chất rắn A nặng 10 gam và dung dịch B. Khi thêm NaOH dư vào dung dịch B, được kết tủa D. Nung D đến khối lượng không đổi được chất rắn E nặng 20 gam. Xác định kim loại M và khối lượng hỗn hợp X.A. Ca, 24 gam. B. Mg, 22 gam. C. Fe, 38 gam. D. Zn; 42,5 gam.
Đổ dung dịch NH3 dư vào 20ml dung dịch Al2(SO4)3, kết tủa thu được đem hoà tan bằng dung dịch NaOH dư được dung dịch A. Sục khí CO2 dư vào dung dịch A, kết tủa thu được đem nung nóng đến khối lượng không đổi được 2,04 gam chất rắn. Nồng độ mol của dung dịch Al2(SO4)3 ban đầu làA. 0,4M. B. 0,6M. C. 0,8M. D. 1M.
Hoà tan 0,24 mol FeCl3 và 0,16 mol Al2(SO4)3 vào dung dịch chứa 0,4 mol H2SO4 được dung dịch X. Cho dung dịch chứa 2,6 mol NaOH và X được m gam kết tủa. Giá trị của m làA. 15,6. B. 25,68. C. 41,28. D. 0,64.
Cho m gam hỗn hợp X gồm Ba, Al và Fe tác dụng với một lượng nước dư thu được 8,96 lít H2 (đktc), dung dịch Y và chất rắn Z. Cho toàn bộ chất rắn Z tác dụng với 200 ml dung dịch CuSO4 0,75M, khuấy đều thu được 13,8 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch T chứa hai muối. Cho dung dịch T tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được 6 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m làA. 23,45. B. 28,85. C. 19,25. D. 27,5.
Để nhận ra ba chất ở dạng bột là Fe, Al và Al2O3 đựng trong các lọ riêng biệt mất nhãn chỉ cần một thuốc thử làA. H2O. B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch NH3. D. Dung dịch HCl.
Một electron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều. Cường độ điện trường E = 200V/m. Vận tốc ban đầu của electron là khối lượng của electron là Tại lúc vận tốc bằng không thì nó đã đi được đoạn đường bao nhiêu ?A. 5,12 mm B. 2,56 mm C. 1,28 mm D. 10,24 mm
Một quả cầu khối lượng m = 1 g treo bởi sợi dây mảnh ở trong điện trường có cường độ E = 1000 V/m có phương ngang thì dây treo quả cầu lệch góc $\displaystyle \alpha \text{ }=\text{ }{{30}^{o}}$ so với phương thẳng đứng. Quả cầu có điện tích q > 0. Cho$\displaystyle g\text{ }=\text{ }10\text{ }m/{{s}^{2}}.$ Tính lực căng dây treo quả cầu ở trong điện trường.A. $\displaystyle T\text{ }=\text{ }(\sqrt{3}{{.10}^{-2}})/2\text{ }N$ B. $T=\sqrt{3}{{.10}^{-2}}N$ C. $\displaystyle T\text{ }=\text{ }{{2.10}^{-2}}N$ D. $\displaystyle T\text{ }=\text{ }\left( {{2.10}^{-2}} \right)\sqrt{3}/N$
Vectơ cường độ điện trường do một điện tích điểm Q > 0 gây ra thìA. Tại mọi thời điểm trong điện trường độ lớn là hằng số. B. luôn hướng về Q. C. tại mỗi điểm xác định trong điện trường độ lớn thay đổi theo thời gian. D. luôn hướng xa Q.
Hai quả cầu giống nhau bằng kim loại, có khối lượng 5 gam được treo vào 1 điểm O bằng 2 sợi dây không dãn dài 10 cm, 2 quả cầu tiếp xúc nhau. Tích điện cho 1 quả cầu thì thấy 2 quả cầu đẩy nhau cho đến khi 2 dây treo hợp với nhau 1 góc 60°. Điện tích mà ta đã truyền cho quả cầu làA. q = 3,58.10-7C B. q = - 3,58.10-7C C. q = ±3,58.107C D. q = ±12,5.10-7C
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến