*Địa hình Bắc Mĩ có 3 khu vực địa hình:
a) Hệ thống núi Cooc-đi-e ở phía Tây:
- Cao, đồ sộ, hiểm trở, dài 9000 km, cao trung bình: 3000-4000 m, gồm nhiều dãy chạy song song theo hướng Bắc-Nam, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên.
- Nhiều khoáng sản: đồng, vàng,...
b) Miền đồng bằng ở giữa:
- Tựa như lòng máng khổng lồ, cao ở phía Bắc và phía Tây bắc, thấp dần về phía Nam và phía Đông nam.
- Hệ thống sông: Mi-xi-xi-pi, Mit-xu-ri có giá trị về thủy điện, giao thông và thủy sản.
c) Miền núi già và sơn nguyên ở phía Đông:
- Gần sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo. Dãy núi A-pa-lát là miền núi già, cổ, tương đối thấp, giàu khoáng sản như than và sắt.
*Địa hình Nam Mĩ có 3 khu vực địa hình:
a) Phía Tây:
- Miền núi trẻ An-đét cao, đồ sộ nhất Châu Mĩ, cao trung bình từ 3000-5000 m, có nhiều đỉnh cao trên 6000 m, có các dãy núi và cao nguyên xen kẽ.
b) Ở giữa là các đồng bằng:
- Ô-ri-nô-cô: hẹp, nhiều đầm lầy.
- A-ma-dôn: rộng, bằng phẳng nhất thế giới.
- Pam-pa, La-pla-ta: vựa lúa, vùng chăn nuôi lớn.
c) Phía Đông:
- Sơn nguyên Guy-a-na bị bào mòn mạnh.
- Bra-xin vận động nâng lên, bề mặt bị cắt xẻ, có nhiều dãy núi xen các cao nguyên.
Chúc bạn học tốt nha !!!