BÀI 3:
a, Hai đoạn văn kể về việc Thạch Sanh đánh chằn tinh, đánh đại bàng và chiến thắng. Thứ tự được kể đó là Thạch Sanh bị quái vật, yêu quái tấn công, Thạch Sanh đánh lại và chiến thắng. Kết quả đó là ThạchSanh chiến thắng, điều này có ý nghĩa đề cao công lí và khẳng định sự công lí sẽ luôn chiến thắng trước thế lực ác độc. Từ đó, truyện truyền tải được ước mơ của nhân dân về công lí trong cuộc sống.
b, Động từ: với, đánh, xả, chặt, nhặt, bắn, vung, bổ
c, Lời văn của hai đoạn văn trên đều tạo được sự truyền cảm, ca ngợi hình tượng nhân vật Thạch Sanh
a,
- Nghĩa chuyển: tâm tính của một con người
- Nghĩa gốc: là chỉ bộ phận chứa nội quan của con người, động vật. Hay chỉ phần phình ra của đồ vật
Từ "bụng" trong câu văn được dùng với nghĩa chuyển.
VD: Cô ấy là một người cực kỳ tốt bụng, luôn đối tốt với mọi người xung quanh
b,
Sự đối lập được thể hiện ở việc Thạch Sanh là người ngay thắng, thật thà, bảo vệ công lí và lẽ phải. Còn Lý Thông độc ác hết lần này lần khác lừa dối, hãm hại Thạch Sanh để cướp công. Thạch Sanh và Lý Thông chính là hai tuyến nhân vật đối lập nhau trong truyện cổ tích
c,
Vai trò của Lý Thông trong truyện cổ tích dân gian là nhân vật phản diện, thể hiện được sự độc ác của mình để từ đó răn dạy bài học cho người đọc, và làm nổi bật đức tính tốt đẹp của nhân vật chính diện
d,
Chi tiết này nói lên việc "Gieo nhân nào, gặp quả nấy". Kẻ ác độc thì sẽ không bao giờ tránh được sự trừng phạt.