(3 điểm)

Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Hùng vĩ thay, toàn thân đất nước

Tựa Trường Sơn, vươn tới Trường Sa

Từ Trà Cổ rừng dương đến Cà Mau rừng đước

Đỏ bình minh mặt sóng khơi xa


Đã qua, thuở âm u bóng giặc

Trắng khăn tang, tàn lụi cỏ cây

Đã qua, mỗi đêm Nam ngày Bắc

Giữa quê hương mà như kiếp đi đày (…)


Tôi lại mơ … Trên Thái Bình Dương

Tổ quốc ta như một thiên đường

Của muôn triệu anh hùng làm nên cuộc sống

Của tự do, hy vọng, tình thương…

( Trích Vui thế, hôm nay … - Thơ Tố Hữu, NXB Giáo dục, 1999)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,25đ)

Câu 2. Trong khổ thơ đầu tiên, tác giả đã dùng những hình ảnh nào để làm rõ sự “hùng vĩ” của “toàn thân đất nước”? (0,25đ0

Câu 3. Chỉ ra và phân tích ý tác dụng của biện pháp so sánh trong khổ thơ thứ hai. (0,5đ)

Câu 4. Hai dòng cuối của khổ thơ thứ ba cho thấy những phẩm chất gì của con người Việt Nam? (0,5đ) (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng )

Đọc đoạn văn bản sau đây và thực hiện yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:

Về nước sau 10 năm học và sống ở Anh, chỉ ở vài ngày, anh bạn tôi đã phải thốt lên: “Toàn người ăn, người chơi thế này thì lấy ai xây dựng đất nước?”. Vào lúc 8 – 9 giờ sáng, cao điểm nhất của giờ làm việc, nam thanh nữ tú ngồi la liệt, lướt điện thoại. Người gác chân thủng thẳng, người thẩn thơ gạt tàn thuốc, nhâm nhi cà phê… Đến chiều, cùng vào giờ hành chính, các quán cà phê vẫn cứ tấp nập người. Sau 16 giờ, các quán nhậu từ sang trọng đến bình dân đều đông nghẹt. Khách hàng trẻ người Việt đã trở thành “cỗ máy in tiền”, cho các quán cà phê, đồ ăn nhanh, rạp chiếu phim nhập ngoại. Thậm chí, những thương hiệu gà rán, đồ ăn nhanh mà bạn tôi nói rằng bên nước ngoài ế ẩm lắm thì vào Việt Nam lại trở thành hàng “hot”. Người trẻ kéo nhau vào giết thời gian đồng thời thể hiện độ sành điệu.

Trong một cuộc giao lưu, với câu hỏi làm sao để trở nên giàu có của các bạn trẻ, chủ tịch một tập đoàn đa quốc gia chua chát trả lời rằng trước khi bàn đến việc to tát, các bạn hãy dốc sức vào công việc nhỏ, hãy bớt thời gian cà phê, ăn nhậu, thời gian lên mạng vô bổ… Lười mà thích chơi sang. Sự lãng phí không chỉ chuyện những chai bia, điện thọa xịn, xe đẹp mà rất nhiều người Việt đang phung phí cả những thứ quý giá nhất của đời người là thời gian, sức khỏe và trí tuệ.

(Theo dân trí.com.vn, ngày 28/03/2016)

Câu 5. Chỉ ra phong cách ngôn ngữ chính của đoạn trích trên (0,25đ)

Câu 6. Đoạn trích trên đã nhắc đến những điều đáng trách nào của một bộ phận giới trẻ? (0,5đ)

Câu 7. Trong đoạn trích, lời khuyên đưa ra cho những người trẻ tuổi muốn làm giàu là gì? (0,25đ)

Câu 8. Thế hệ trước đã đổ bao xương máu để “Tổ quốc ta như một thiên đường – Của muôn triệu anh hùng làm nên cuộc sống”, vậy thế hệ hôm nay đã sống xứng đáng với những sự hi sinh đó hay chưa? (0,5đ) ( trình bày khoảng 5 đến 7 dòng )
A.
B.
C.
D.

Các câu hỏi liên quan


(3,0 điểm):

Trời cuối đông, vàng úa nhuộm màu buồn vô hạn. Một làn gió lạnh thổi qua: mấy chiếc lá rụng. Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng.

Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng, khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi ngần ngai rụt rè, rồi như gần tới mặt đất còn cất mình muốn bay trở lên cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.

Mỗi chiếc lá rụng là một cái biểu hiện cho một cành biệt ly. Vậy thì sự biệt ly không phải chỉ có nghĩa là buồn rầu, khổ sở. Sao ta không ngắm sự biệt ly theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi?

(Khái Hưng, báo Phong Hóa số 171)

a. Theo tu từ học, việc tác giả mượn hình ảnh những chiếc lá rụng để diễn tả các cung bậc khác nhau của nỗi niềm biệt ly là biện pháp tu từ gì? Cách diễn đạt này có tác dụng biểu đạt như thế nào?

b. Cuối phần trích, tác giả viết: “Vậy thì sự biệt ly không phải chỉ có nghĩa là buồn rầu, khổ sở. Sao ta không ngắm sự biệt ly theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi?”

Hãy lựa chọn một hình ảnh chiếc lá rơi trong phần trích và viết bài văn ngắn trình bày cảm nhận của riêng mình về hình ảnh đó.
A.
B.
C.
D.


(3đ)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

“Chúng có thể đưa 50 vạn quân, 1 triệu quân hoặc nhiều hơn nữa…Chúng có thể dùng hàng nghìn máy bay tăng cường đánh phá miền Bắc. Nhưng chúng quyết không thể lay chuyển được chỉ khi sắt đá, quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam anh hùng… Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hay lâu hơn nữa; Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.

(Không có gì quý hơn độc lập, tự do – Hồ Chí Minh; Báo nhân Dân, số 4484, ngày 17-7-1966)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên. (0,25đ)

Câu 2: Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng kết hợp những thao tác lập luận nào? (0,25đ)

Câu 3: Chỉ ra 2 biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên và nêu ngắn gọn hiểu quả biểu đạt của chúng. (0,5đ)

Câu 4: Từ ý nghĩa của đoạn trích trên và bằng chứng kiến thức lịch sử - xã hội của bản thân, anh/chị suy nghĩ như thế nào về giá trị của cuộc sống hòa bình, độc lập hôm nay. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5đ)

Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 5 đến câu 8:

Trước ngọn thước là con đường xa tắp

Bông hoa nào cũng vẻ bình yên

Và em tin, qua cay đắng vẫn tin

Những ngọn suối không làm tan bóng lá


Đã vấp ngã

thưa thầy

nhiều vấp ngã!

Chẳng ở đâu xa, ở ngay giữa con người

Em bước đi lặng lẽ nghĩ về thầy

Đời mau quá, vui buồn chưa kịp cũ


Đời mau quá, tóc thầy khói phủ

Giáo án mong manh bão giật đời thường

Cây trước của gió ở ngoài trang vở

Thầy một mình vật vã với văn chương


Đang mưa bão đường về sông nước ngập

Giở trang Kiều thầy giảng chạnh lòng đau.

(Thưa thầy – Hữu Thỉnh)

Câu 5: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,25đ)

Câu 6: Xác định hai biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong bài thơ trên. (0,5đ)

Câu 7: Hình ảnh người thầy hiện lên như thế nào qua các hình ảnh: Đời mau quá, tóc thầy khói phủ / Giáo án mong manh bão giật đời thường / Cây trước của gió ở ngoài trang vở / Thầy một mình vật vã với văn chương? (0,25đ)

Câu 8: Cảm nhận của anh/chị về tâm sự của người học trò đối với người thầy trong bài thơ trên. Trả lời trong khoảng 5 – 7 dòng/ (0,5đ)
A.
B.
C.
D.


(4đ)

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau:

(…) “ Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây tời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuốn cuận mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mưa mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước sông Đà. Mùa xuân dòng sông xanh màu ngọc bích , chứ nước sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gấm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về. (…)

(Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập 1 NXB GD,2009, tr 157)

(…) “ Từ Tuấn về đây sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Tràn để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sũng như thành quách với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm mịn như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố; “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả (…)

(Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phú Ngọc, Ngữ Văn 12 Tập 1 NXB GD,2009, tr 179)
A.
B.
C.
D.


(4 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau:

(…) “Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây tời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuốn cuận mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mưa mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước sông Đà. Mùa xuân dòng sông xanh màu ngọc bích , chứ nước sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gấm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về. (…)

(Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập 1 NXB GD,2009 )

(…) “Từ Tuấn về đây sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Tràn để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sũng như thành quách với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm mịn như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố; “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả (…)"
(Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phú Ngọc, Ngữ Văn 12 Tập 1 NXB GD,2009)
A.
B.
C.
D.