(3 điểm)

Đọc kĩ và trả lời câu hỏi bằng cách ghi chữ cái ở câu trả lời đúng hoặc đúng nhất, hay điền các số vào khoảng trống sau chữ cái hoặc sắp xếp thứ tự chữ cái đúng các ô vào tờ giấy làm bài.

Câu 1: Nghệ thuật tiêu biểu của văn bản Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) Ngữ văn 9?

A. Miêu tả nhân vật

B. Miêu tả ngoại hình

C. Miêu tả nội tâm nhân vật

D. Miêu tả cảnh thiên nhiên và sinh hoạt

Câu 2: Hãy nối cột bên trái với cột bên phải sao cho đúng nguyên văn khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác – Viễn Phương (bằng cách ghi các số hàng bên phải đúng với các chữ hàng bên trái

A. Mai về … thương trào nước mắt (1) đóa hoa

B. Muốn làm … hót quanh lăng Bác (2) cây tre

C. Muốn làm … tỏa hương đâu đây (3) miền Nam

D. Muốn làm … trung hiếu chốn này (4) con chim

Câu 3: Câu mở đầu và câu kết thúc bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt gợi nhắc về:

A. Hình ảnh bếp lửa mới nhóm lên buổi sớm mai

B. Hình ảnh người bà bên bếp lửa sớm mai

C. Hình ảnh hai bà cháu bên bếp lửa sớm mai

D. Hình ảnh khói hun nhèm mắt hai bà cháu

Câu 4: Những ngôi sao trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê, đối tượng nhằm nói đến là:

A. Ba cô gái Nho, Thao, Phương Định

B. Các cô gái lái xe trên đường Trường Sơn

C. Những người thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn

D. Nho, Thoa, Phương Định và những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn

Câu 5: Sắp xếp thứ tự các chữ cái của các dòng sau vào các ô bên dưới sao cho đúng với diễn biến nội dung đoạn trích Bố của Xi-mông (Ngữ văn 9) – Guy-đơ Mô-pat-xăng

A. Xi-mông gặp bác Phi-líp

B. Xi-mông đau đớn vì bị bạn bè chọc là đứa không có bố

C. Xi-mông tuyên bố với lũ bạn rằng bố mình là bác Phi-líp

D. Bác Phi-líp đưa Xi-mông về nhà

Câu 6: Tình huống nào đưa chú Sáu Dương từ một kép hát chuyển sang nghề đánh bắt cá hô và trở thành Ông cá hô

A. Từ khi bắt được con cá hô đầu tiên

B. Đoàn hát rã cánh, chú và Hồng Điệp ở lại Cồn Te tìm kế sinh nhai

C. Sau trận đánh nhau với bọn lính chọc phá đào hát

D. Sau lần xé thịt cá hô bán trước rạp hát ở Long Xuyên

Câu 7: Dựa vào cụm từ được gạch dưới, hãy xác định thành phần biệt lập của câu bằng cách ghi chữ số hàng bên phải đúng với khoảng trống ngay sau dòng các chữ cái:

A. Thằng nhỏ này góp ý tao cái ….. (1) Thành phần phụ chú

B. Trời ơi, anh Sáu còn nhớ thứ gì nữa…. (2) Thành phần tình thái

C. Chú Sáu Dương gần như đã kiệt sức (3) Thành phần gọi đáp

D. Tôi là người đánh lưới cá hồ - Chú Đào (4) Thành phần cảm thán

(Theo Ông cá hồ - Lê Văn Thân)

Câu 8: Từ nào là từ ghép trong các từ được gạch dưới ở các câu sau đây:

A. Hát và nghĩ vớ vẩn

B. Tôi không săn sóc, vồn vã

C. Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn

D. Cô có cái nhìn sao mà xa xăm

(Lê Minh Khuê – Nững ngôi sao xa xôi)

Câu 9: Xác định trường từ vựng của các từ được gạch dưới trong đoạn văn sau: Tôi cẩn thận bỏ cái thuốc mìn xuống cái hố đã đào, châm ngòi… Tôi khỏa đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình. (Lê Minh Khuê – Những ngôi sao xa xôi)

A. Trường từ vựng chỉ trạng thái của tay

B. Trường từ vựng chỉ hoạt động của tay

C. Trường từ vựng chỉ tính chất của tay

D. Trường từ vựng chỉ đặc điểm của tay

Câu 10: Những câu ca dao Số cô chẳng giàu thì nghèo/ Mẹ cô đàn bà cha cô đàn ông? Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai đã vi phạm phương châm hội thoại nào.

A. Phương châm về lượng

B. Phương châm về chất

C. Phương châm quan hệ

D. Phương châm cách thức

Câu 11: Các câu sau đây, câu nào được sử đúng nội dung, ngữ pháp của câu sau: Chỉ bốn câu thơ lục bát của Nguyễn Du đã miêu tả thành công tâm trạng của Kiều

A. Bốn câu thơ lục bát của Nguyễn Du đã miêu tả thành công tâm trạng của Kiều.

B. Bốn câu thơ lục bát, Nguyễn Du đã miêu tả thành công tâm trạng của Kiều.

C. Chỉ bốn câu thơ lục bát, Nguyễn Du đã miêu tả thành công tâm trạng của Kiều.

D. Chỉ bốn câu thơ lục bát Nguyễn Du đã miêu tả thành công tâm trạng của Kiều.

Câu 12: Chọn từ thích hợp của hàng bên phải điền vào chỗ trống hàng bên trái (theo thứ tự của dòng) sao cho đúng với ý nghĩa diễn đạt của câu:

A. Rừng … mang lại … bạc tỉ A1 bạt ngàn, A2 bạc ngàn

B. Ông đối xử với thợ … nhưng không… B1 khắt khe, B2 nghiêm khắc

C. Trăng sáng … làm cho đêm dài C1 dằng dặc, C2 vằng vặc

D. Dước bóng trăng … họ ngồi … với nhau D1: bàng bạc, D2 bàn bạc
A.
B.
C.
D.

Các câu hỏi liên quan


(3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

(1) Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xủa có văn hóa. Ở ta, từ cảm ơn được nghe rất nhiều trong các cuộc họp, cảm ơn sự có mặt của quý đại biểu, cảm ơn sự chú ý của mọi người… Nhưng đó chỉ là những lời nói khô cứng ít cảm xúc. Chỉ có lời cảm ơn chân thành, xuất phát từ đáy lòng , từ sự tôn trọng nhau bất kể trên dưới mới thực sự là điều cần có cho một xã hội văn minh . Người ta có thể cảm ơn vì những chuyện rất nhỏ như được nhường vào cửa trước, được chỉ đường khi hỏi… Ấy là chưa kể đến những chuyện lớn lao như cảm ơn người đã cứu mình, nhười đã giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn… Những lúc đó, lời cảm ơn còn có ý nghĩ là đội ơn.

(2) Còn một từ nữa cũng thông dụng không kém những xứ sở văn minh là “xin lỗi”. Ở những nơi công cộng, người ta hết sức tránh chen lấn, va chạm nhau. Nếu có ai đó vô ý khẽ chạm vào người khác , lập tức từ xin lỗi được bật ra một cách hết sức tự nhiên. Từ xin lỗi còn được dùng ngay cả khi không có lỗi. Xin lỗi khi xin phép nhường đường, xin lỗi trước khi dừng ai đó lại hỏi đường hay nhờ bấm hộ một kiểu ảnh. Tóm lại, khi biết mình có thể làm phiền đến người khác dù rất nhỏ, người ta cũng đều xin lỗi. Hiển nhiên, xin lỗi còn được thốt ra trong những lúc người nói cảm thấy mình thực sự có lỗi. từ xin lỗi ở đây đi kèm với một tâm trạng hối lỗi , mong được tha thứ hơn là một cử chỉ văn minh thông thường. Đôi khi, lời xin lỗi được nói ra đúng nơi, đúng lúc còn có thể xóa bỏ hết bao mặc cảm , thù hận, đau khổ,…Người có lỗi mà không biết nhận lỗi là có lỗi lớn nhất. Xem ra sức mạnh của từ xin lỗi còn lớn hơn cảm ơn.

(3) Nếu toa thuốc cảm ơn có thể trị bệnh khiếm nhã, vô ơn, ích kỷ thì toa thuốc xin lỗi có thể được bệnh tự cao tự đại, coi thường người khác. Vì thế, hãy để cảm ơn và xin lỗi trở thành hai từ thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày của chúng ta.

Câu 1: Trong đoạn (1), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm)

Câu 2: Vấn đề chính được bàn đến trong đoạn trích trên? (0,25 điểm)

Câu 3: Hãy giải thích vì sao tác giả cho rằng: “toa thuốc xin lỗi có thể được bệnh tự cao tự đại, coi thường người khác” (0,5 điểm)

Câu 4: Anh/ chị hãy nêu ít nhất 02 ý nghĩa của việc cảm ơn và xin lỗi theo quan điểm riêng của mình. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm)

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

(1) Ôi bóng người xưa, đã khuất rồi

Trọn đời nắm đất trắng chân đồi

Sống trong cát, chết vùi trong cát

Những trái tim như ngọc, sáng ngời!


(2) Đốt nén hương thơm, mắt dạ Người

Hãy về vui chút mẹ Tơm ơi!

Nắng tươi xám ngói, tường vôi mới

Phấp phới buồm dong, nắng biển khơi…

Câu 5: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,25 điểm)

Câu 6: Xác định biện pháp tu từ được tác giả chỉ trong hai câu thơ: “Sống trong cát, chết vùi trong cát - Những trái tim như ngọc, sáng ngời!” (0,25 điểm)

Câu 7: Nêu nội dung chính của đoạn thơ (1). (0,5 điểm)

Câu 8: Anh/ chị hãy nhận xét cảm xúc của tác giả trong đoạn (2). Trả lời trong khoảng 5-7 dòng). (0,5 điểm)
A.
B.
C.
D.


(7,0 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp người chiến sĩ lái xe trong tuyến lửa Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước qua "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật . Từ đó, suy nghĩ gì về nhiệm vụ của tuổi trẻ hiện nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất ,nhìn trời,nhìn thẳng.


Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sao như ùa vào vào buồng lái.


Không có kính ừ thì có bụi

Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm tấm cười ha ha


Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa mau thôi.


Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.


Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.


Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim .

(Ngữ văn 9, tập 1,trang 131,NXB Giáo dục, năm 2005)
A.
B.
C.
D.


(3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 – 4:

Trong lịch sử, Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Phần lớn thư tịch cổ quốc gia trong các giai đoạn đó đã bị quân xâm lược tiêu hủy với mục tiêu xóa sạch văn hoa Việt để dễ bề đồng hóa. Tuy nhiên, chỉ với những tài liệu chính sử còn lại đến nay cũng đủ để chứng minh người Việt Nam đã có chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoàn toàn phù hợp với tập quán cũng như luật pháp quốc tế về việc xác lập và khẳng định chủ quyền lãnh thổ.

Hiện hai quần đảo đang là tâm điểm tranh chấp phức tạp giữa một số nước trên biển Đông. Về việc giải quyết tranh chấp chủ quyền đối với lãnh thổ, pháp luật quốc tế đã ban hành nguyên tắc xác lập chủ quyền là nguyên tắc chiếm hữu thật sự và thực hiện quyền lực nhà nước một cách thật sự, liên tục và hòa bình. Nguyên tắc này được các nước và các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng để giải quyết nhiều vụ tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên thế giới.

Áp dụng nguyên tắc nói trên của pháp luật của quốc tế vào trường hợp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lí đều cho thấy rằng Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự hai quần đảo này hàng trăm năm qua. Nói chính xác là các Nhà nước Việt Nam trong lịch sử và cho tới nay đã thực thi chủ quyền ở đây ít ra từ thế kỷ XVII khi hai quần đảo chưa hề thuộc chủ quyền của bất cứ nước nào. Từ đó Việt Nam đã thực hiện việc xác lập và thực thi chủ quyền của mình với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách liên tục và hòa bình.

(biendong.net)

1. Văn bản trên đề cập đến nội dung gì?

2. Việc giải quyết tranh chấp biển đảo của nước ta dựa trên nguyên tắc nào?

3. Văn bản được trình bày theo phong cách ngôn ngữ nào?

4. Viết 5 – 7 dòng nói lên suy nghĩ của anh, chị về biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi 5 – 6:

- Chị ơi!...

Chỉ gọi được thế thôi

Anh chiến sĩ đưa đường bỗng thấy nghẹn lời

Không làm sao anh còn nói nổi:

- Chị đặt hoa nhầm rồi

Mộ anh ấy ở bên tay trái

Chỉ có một vòng hoa chị mang từ quê lại

Hoa viếng mộ bên này đã có chúng tôi!

- Chị hiểu ý em rồi

Xin cho chị đặt hoa bên mộ đó

Cả cánh rừng chỉ có hai ngôi mộ

Viếng mộ anh, có chị đến đây rồi!

(Tây Trường Sơn, Trần Ninh Hổ, 1972)

5. Nội dung của bài thơ trên?

6. Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ Việt Nam trong bốn câu thơ:

- Chị hiểu ý em rồi

Xin cho chị đặt hoa bên mộ đó

Cả cánh rừng chỉ có hai ngôi mộ

Viếng mộ anh, có chị đến đây rồi!
A.
B.
C.
D.