Câu 1.
* Nội dung của văn bản:
- Văn bản khẳng định tuổi thơ đi qua nhưng không hề mất đi, nó vẫn hiện diện, với dấu ấn của đất đai, quê hương in sâu trong mỗi con người, dù ở đâu, đi đâu, dù trải qua thời gian, vẫn không bị phai mờ, không dễ gì đánh đổi.
- Từ đó nhà thơ bộc lộ niềm mến thương chân thật, niềm biết ơn sâu nặng đối với quê hương, đất đai – nguồn cội tạo nên con người, đi theo ta đến trọn kiếp người.
Câu 2.
- Biện pháp lặp cấu trúc kết hợp với điệp từ, liệt kê (Người ở trong rừng mang… người mạn bể có… người thành thị mang…). Tác dụng: nhấn mạnh đặc trưng, dấu vết những vùng miền khác nhau trên đất nước in dấu trong mỗi con người, làm nên nét đặc thù khó lẫn
- Biện pháp so sánh: như tôi mang dấu ấn ruộng vườn vừa khằng định dấu ấn riêng của quê hương trong chính bản thân mình (người con của nông thôn, của ruộng vườn, đất đai đồng bằng), vừa để tạo nên so sánh tương đồng, khẳng định sự giống nhau giữa mình với mọi người ở những vùng quê khác.
Câu 3.
- Câu thơ Con dấu chìm chạm trổ ở trong xương sử dụng cách nói ẩn dụ, mượn hình ảnh con dấu chìm để khẳng định dấu vết khắc ghi, in sâu của quê hương trong máu thịt mỗi con người. Nó là dấu ấn riêng, trừu tượng nhưng được khắc ghi tự nhiên và sâu sắc trong sự sống, cách sống của chúng ta.