Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm một ankan và một anken, thu được 0,35 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Phần trăm sốmol của anken trong X là
A. 50%. B. 40%. C. 25%. D. 75%.
n ankan = nH2O – nCO2 = 0,05
—> n anken = nX – n ankan = 0,15
—> %n anken = 0,15/0,2 = 75%
Nung hỗn hợp gồm 0,12 mol Al và 0,04 mol Fe3O4 một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl dư, thu được 0,15 mol khí H2 và m gam muối. Giá trị của m là
A. 31,97. B. 34,10. C. 33,39. D. 32,58.
Cho muối X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch chứa hai chất tan. Mặt khác, cho a gam dung dịch muối X tác dụng với a gam dung dịch Ba(OH)2, thu được 2a gam dung dịch Y. Công thức của X là
A. KHSO3. B. KHS. C. NaHS. D. NaHSO4.
Cho 9,55 gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Zn tác dụng vừa đủ với 870 ml dung dịch HNO3 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 0,06 mol hỗn hợp khí N2 và N2O. Tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 là 20,667. Giá trị của m là
A. 54,95 B. 42,55 C. 40,55 D. 42,95
X là một α-amino axit no mach hở chứa 1 nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Đốt cháy hỗn hợp R gồm a mol X và a mol đipeptit tạo thành từ X bằng một lượng oxi vừa đủ thu được hỗn hợp khí và hơi Y. Hấp thụ hỗn hợp Y vào 400 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Z chứa 25,54 gam chất tan đồng thời có 1,008 lít khí (đktc) thoát ra. Nếu đun hỗn hợp R với dung dịch hỗn hợp NaOH và KOH (cùng nồng độ mol) vừa đủ thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 10,710 B. 11,970 C. 9,996 D. 11,172
Cho 0,16 mol HH X gồm lys-gly-ala,lys-ala-lys-lys-lys-gly,ala-gly tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được m (g) muối. Tính m biết %mO trong HH X là 21,3018%
Hợp chất mạch hở X, có công thức phân tử C4H8O3. Khi X tác dụng NaOH đun nóng, thu được muối Y và ancol Z. Ancol Z hòa tan được Cu(OH)2. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn: A. 3 B. 4 C. 1 D. 2
Cho hỗn hợp Q (0,6 mol Fe; 0,2 mol Mg) vào một dung dịch chứa 0,9 mol H2SO4 (loãng) thu được dung dịch X. Cho tiếp vào dung dịch X 0,15 mol HNO3 và 0,05 mol HCl sau phản ứng thu được dung dịch Y và khí NO (là sản phẩm giảm số oxi hóa duy nhất của N). Cho dung dịch Ba(OH)2 lấy dư vào dung dịch Y thì khối lượng kết tủa tạo ra có giá trị là: (biết các phản ứng hoàn toàn).
A. 172,3 gam B. 184 gam C. 246,4 gam D. 280,4 gam
Hỗn hợp Q gồm 3 peptit X, Y và Z đều mạch hở và được tạo bởi Gly, Ala; X và Y là đồng phân; M (Y) < M (Z); trong Q có tỉ lệ khối lượng mO : mN = 52:35. Đun nóng hết 0,3 mol Q trong dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 120 gam chất rắn khan T. Đốt T thu được 71,76 gam K2CO3. Biết tổng nguyên tử O trong 3 peptit = 17. % khối lượng của Z trong Q = ?
Hỗn hợp X gồm một ancol đơn chức Y, axit hữu cơ Z và este T tạo ra từ ancol Y và axit Z. Cho m gam X tác dụng với 200 ml dung dịch KOH 0,5 M(dư 25% so với lượng phản ứng) đung nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được 8,96 gam chất rắn khan. Đốt cháy hoàn toàn m gam X trên bằng O2 lấy dư, thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Công thức của T là
A. HCOOC2H5 B. HCOOCH3 C. CH3COOC2H5 D. CH3COOCH3
Hòa tan hoàn toàn 1,28 gam Cu vào 12,6 gam dung dịch HNO3 60% thu được dung dịch X (không có ion NH4+ ). Cho X tác dụng hoàn toàn với 105 ml dung dịch KOH 1M, sau đó lọc bỏ kết tủa được dung dịch Y. Cô cạn Y được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi, thu được 8,78 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của Cu(NO3)2 trong X là A. 28,66%. B. 30,08%. C. 27,09%. D. 29,89%
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến