Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp A gồm glucozơ, anđehit fomic, axit axetic cần 2,24 lít O2 (đktc). Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của m là
A. 12,4. B. 6,2. C. 4,4. D. 3,1.
Các chất trong A có dùng CTĐGN là CH2O
CH2O + O2 —> CO2 + H2O
nO2 = 0,1 —> nCO2 = nH2O = 0,1
—> m bình tăng = mCO2 + mH2O = 6,2 gam
Tiến hành trùng hợp 1 mol etilen ở điều kiện thích hợp với hiệu suất 77,5% thu được m gam polietilen. Giá trị của m là
A. 21,7. B. 23,8. C. 22,4. D. 6,3.
Dung dịch X được tạo ra từ 2 muối gồm có các ion: Al3+, Fe2+, SO42-, Cl-. Chia dung dịch X làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 6,46 gam kết tủa. Phần 2 cho tác dụng với dung dịch NH3 dư, thu lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi còn lại 2,11 gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Khối lượng muối trong dung dịch X là
A. 5,960 gam. B. 17,500 gam.
C. 3,475 gam. D. 8,750 gam.
Đun nóng 18 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 7,20. B. 21,6. C. 10,8. D. 2,16.
Có 5 dung dịch riêng biệt: a) HCl có lẫn FeCl3; b) HCl; c) CuCl2; d) MgCl2; e) H2SO4 có lẫn CuSO4. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá học là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Chia 2m gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại có hoá trị không đổi thành 2 phần bằng nhau. Cho phần một tan hết trong dung dịch HCl (dư) thu được 2,688 lít H2. Nung nóng phần hai trong oxi (dư) thu được 4,26 gam hỗn hợp oxit. Giá trị của m là
A. 4,68 gam. B. 1,17 gam.
C. 3,51 gam. D. 2,34 gam.
Thủy phân 25,28 gam hỗn hợp M gồm hai este A và B chỉ chứa một loại nhóm chức (MA < MB) cần vừa đúng 200ml dung dịch NaOH 2M rồi cô cạn thu được muối của một axit cacboxylic D và hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở là đồng đẳng kết tiếp. Cho toàn bộ lượng ancol này tác dụng với 13,8 gam Na thu được 27,88 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chọn kết luận đúng trong các kết luận sau:
A. D có phần trăm khối lượng cacbon xấp xỉ 17,91.
B. Tỉ lệ mol giữa A và B trong hỗn hợp X là 1:3.
C. D có phần trăm khối lượng cacbon xấp xỉ 26,09.
D. Tỉ lệ mol giữa A và B trong hỗn hợp X là 3:1.
Cho cấu hình electron nguyên tử (ở trạng thái cơ bản) các nguyên tố như sau: (1) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1; (2) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3; (3) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1; (4) 1s2 2s2 2p3; (5) 1s2 2s2 2p6 3s2; (6) 1s2 2s2 2p6 3s1; Các cấu hình electron không phải của kim loại là
A. (2), (4). B. (2), (4), (5), (6).
C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (3), (4).
Axit hữu cơ đơn chức no mạch hở có công thức tổng quát là CnH2n+1COOH. Số liên kết đơn trong phân tử axit này là
A. 2n + 3. B. 2n + 2. C. 3n + 3. D. 3n + 4.
Cho 32,4 gam hợp chất hữu cơ mạch hở X (có công thức phân tử C6H10O5) tác dụng với dung dịch NaOH (vừa đủ). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được các sản phẩm gồm: 0,4 mol muối Y duy nhất và 0,2 mol C2H5OH. Dựa vào công thức cấu tạo thu gọn, số nhóm −CH2− có trong một phân tử X bằng
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Cho phương trình phản ứng sau: C6H5C2H5 + KMnO4 → C6H5COOK + MnO2 + CO2 + KOH + H2O. Hệ số nguyên tối giản đứng trước chất bị khử khi phản ứng cân bằng là
A. 12. B. 3. C. 10. D. 4.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến