Điện phân 200ml dung dịch Y gồm KCl 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M với cường độ dòng điện 5A trong thời gian 1158 giây, điện cực trơ, màng ngăn xốp. Giả sử nước bay hơi không đáng kể. Độ giảm khối lượng của dung dịch sau khi điện phân làA. 2,95 gam. B. 2,31 gam. C. 1,67 gam. D. 3,59 gam.
Đặc điểm cấu tạo của nguyên tử kim loại là:A. Lớp electron ngoài cùng thường có chứa 1, 2 hoặc 3 e và bán kính nguyên tử nhỏ hơn bán kính nguyên tử các nguyên tố ở cùng chu kỳ. B. Lớp electron ngoài cùng thường có chứa 5, 6 hoặc 7 e và bán kính nguyên tử nhỏ hơn bán kính nguyên tử các nguyên tố ở cùng chu kỳ. C. Lớp electron ngoài cùng thường có chứa 1, 2 hoặc 3 e và bán kính nguyên tử lớn hơn bán kính nguyên tử các nguyên tố ở cùng chu kỳ. D. Lớp electron ngoài cùng thường có chứa 5, 6 hoặc 7 e và bán kính nguyên tử lớn hơn bán kính nguyên tử các nguyên tố ở cùng chu kỳ.
Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa 0,3 mol AgNO3 bằng cường độ dòng điện 2,68 ampe, trong thời gian t (giờ) thu được dung dịch X. Cho 22,4 gam bột Fe vào dung dịch X thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) thu được 34,28 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của t làA. 1,25. B. 1,00. C. 1,40. D. 1,20.
Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn hoá học?A. Thiết bị bằng thép của nhà máy sản xuất NaOH và HCl tiếp xúc Cl2. B. Để một vật bằng gang ngoài không khí ẩm. C. Ngâm kẽm trong dung dịch H2SO4 loãng có vài giọt dung dịch CuSO4. D. Tôn lợp nhà bị xây sát tiếp xúc với không khí ẩm.
Cho hỗn hợp Mg, Ag vào dung dịch chứa FeSO4 và CuCl2. Sau phản ứng thu được chất rắn X và dung dịch Y. Thành phần của X, Y phù hợp với thí nghiệm là:A. X: Fe, Cu, AgCl; Y: Mg2+, . B. X: Mg, Cu, Ag; Y: Fe2+, , Cl−. C. X: Cu, Fe; Y: Mg2+; Ag+, Cl−, . D. X: Mg, Fe, Cu, Ag; Y: Mg2+, Cl−, .
Có phản ứng hóa học: Mg + CuSO4 MgSO4 + Cu.Phương trình nào dưới đây biểu thị sự oxi hoá của phản ứng hoá học trên?A. Mg2+ + 2e Mg. B. Mg Mg2+ + 2e. C. Cu2+ + 2e Cu. D. Cu Cu2+ + 2e.
Đem nung hỗn hợp A, gồm hai kim loại: x mol Fe và 0,15 mol Cu, trong không khí một thời gian, thu được 63,2 gam hỗn hợp B, gồm hai kim loại trên và hỗn hợp các oxit của chúng. Đem hòa tan hết lượng hỗn hợp B trên bằng dung dịch H2SO4 đậm đặc thu được 0,3 mol SO2. Trị số của x làA. 0,7 mol. B. 0,6 mol. C. 0,5 mol. D. 0,4 mol.
Cho 1,12 gam bột Fe và 0,24 gam một Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4 khuấy nhẹ cho đến khi dung dịch mất màu xanh. Nhận thấy khối lượng kim loại sau phản ứng là 1,88g. Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 ban đầu là:A. 0,15M. B. 0,05M. C. 0,1M. D. 0,12M.
Cho các nhận định sau:(1) Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là thực hiện quá trình khử các ion kim loại.(2) Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất bị khử hay chất nhận proton.(3) Các kim loại như: Cu, Ni, Pb, Fe...có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện.(4) Khi điện phân dung dịch muối clorua được dùng điều chế các kim loại như: Cu, Fe, Ni, Ag.(5) Các kim loại như: Mg, Al, Ba...không điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch.(6) Người ta có thể điều chế đồng bằng cả 3 phương pháp: thủy luyện, nhiệt luyện và điện phân.(7) Để điều chế kim loại với độ tinh khiết cao người ta thường dùng phương pháp điện phân.(8) Các kim loại Fe, Cu, Ag có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dd muối của chúng.Số nhận định đúng là:A. 7. B. 5. C. 4. D. 6.
Dãy nào sau đây bao gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần về tính dẫn điện? A. Fe, Al, Cu, Ag. B. Al, Fe, Cu, Ag. C. Al, Fe, Ag, Cu. D. Fe, Al, Ag, Cu.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến