Thơ mới là loại thơ làm theo phương thức hiện đại, hoàn toàn xa rời với thơ truyền thống của trung đại. Nó gắn với những dòng thơ cách dòng, sử dụng câu thơ điêu nói, thể thơ tự do, ngắt nhịp theo cảm xúc. Thơ mới gắn liền với cái tôi cô đơn, sầu não và đặc biệt là các nhà thơ của thơ mới thì thường tìm đến một thế giới mới, trốn tránh thực tại đau khổ.
Phong trào Thơ mới là phong trào thơ ca độc đáo của văn học Việt Nam hiện đại.
Thơ mới là tiếng nói của giai cấp tư sản và tiểu tư sản. Sự xuất hiện của hai giai cấp này với những tư tưởng tình cảm mới, những thị hiếu thẩm mỹ mới cùng với sự giao lưu văn học Đông Tây là nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của Phong trào thơ mới 1932-1945.
Thơ mới được thai nghén từ trước 1932 và thi sĩ Tản Đà chính là người dạo bản nhạc đầu tiên trong bản hòa tấu của Phong trào thơ mới. Tản Đà chính là “gạch nối” của hai thời đại thơ ca Việt Nam.
Tinh thần bao trùm phong trào thơ mới chính là nỗi buồn cô đơn, sầu tủi với cái tôi ảo não, tuyệt vọng,
Tên tuổi tiêu biểu của phong trào này chính là Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Thế Lữ, Tế Hanh, Lưu Trọng Lư...