Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn , thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau: • Phần 1: tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư) sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở đktc) • Phần 2: tác dụng với dung dịch NaOH (dư) sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc) Giá trị của m là: A. 22,75 gam B.21,40 gam C.29,40 gam D.29,43 gam
Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Giá trị của m là: A.45,6 gam B.57,0 gam C.48,3 gam D.36,7 gam
Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Al và một oxit sắt FexOy (trong điều kiện không có không khí) thu được 92,35 gam chất rắn Y. Hòa tan Y trong dung dịch NaOH (dư) thấy có 8,4 lít khí H2 (ở đktc) thoát ra và còn lại phần không tan Z. Hòa tan 1/2 lượng Z bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thấy có 13,44 lít khí SO2 (ở đktc) thoát ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Al2O3 trong Y và công thức oxit sắt lần lượt là: A.40,8 gam và Fe3O4 B.45,9 gam và Fe2O3 C.40,8 gam và Fe2O3 D.45,9 gam và Fe3O4
Trộn 5,4 gam bột Al với 17,4 gam bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm (trong điều kiện không có không khí). Giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử Fe3O4 thành Fe. Hòa tan hoàn toàn chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 5,376 lít khí H2 (ở đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm và số mol H2SO4 đã phản ứng là: A.75 % và 0,54 mol B.80 % và 0,52 mol C.75 % và 0,52 mol D.80 % và 0,54 mol
Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Al (H=100%) thu đựoc hỗn hợp Y. Lượng dung dịch xút tối đa để phản ứng với Y là 100ml nồng độ 0,8M và khi đó được 806,4ml H2 (đkc). Tính số mol mỗi chất trong hỗn hợp X. A.B.C.D.
Cho m gam hỗn hợp A gồm Al và Fe3O4. Nung A trong khí trơ, nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp B. Nghiền nhỏ hỗn hợp B, trộn đều, chia làm hai phần không bằng nhau:+ Phần 1 (phần ít): Tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,176 lít khí H2. Tách riêng chất không tan đem hòa tan trong dung dịch HCl dư thu được 1,008 lít khí.+ Phần 2 (phần nhiều): Cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 6,552 lít khí.Giá trị của m và thành phần phần trăm khối lượng của một chất có trong hỗn hợp A (thể tích các khí đo ở đktc) gần giá trị nào nhất sau đây?A.22 và 63%. B.23 và 64%. C.23 và 37%. D.22 và 36%.
Canxi cacbonat (CaCO3) phản ứng được với dung dịchA.KNO3. B.HCl. C.NaNO3. D.KCl.
Nhận xét nào sau đây không đúng ?A.Các kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh.B.Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba.C.Tính khử của các kim loại kiềm thổ yếu hơn kim loại kiềm trong cùng chu kì.D.Be, Mg, Ca, Sr, Ba đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường nên gọi là kim loại kiềm thổ.
Điều chế kim loại Mg bằng cách điện phân MgCl2 nóng chảy, quá trình nào xảy ra ở catot (cực âm) ?A.Mg → Mg2+ + 2e B.Mg2+ + 2e→ Mg C.2Cl- → Cl2 + 2e D.Cl2 + 2e → 2Cl-
Nguyên nhân chính khiến cho tính chất vật lí của các kim loại kiềm thổ không biến đổi theo một quy luật nhất định là các kim loại kiềm thổA.có bán kính nguyên tử lớn. B.có ít electron hoá trị.C.có điện tích hạt nhân nhỏ. D.có kiểu mạng tinh thể không giống nhau.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến