Đáp án đúng:
Giải chi tiết:1. Nhan đề của bài thơ: Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
2. Hình ảnh cây tre được lặp đi lặp lại ở đầu và cuối bài thơ có ý nghĩa:
- - Về nội dung: Cây tre trở thành biểu tượng của sức sống bền bỉ, kiên cường, không bao giờ chịu khuất phục của dân tộc Việt Nam. Đồng thời khẳng định lòng kính yêu, biết ơn vô hạn đối với Bác và lời hứa quyết tâm trung hiếu với dân với nước của tác gỉa nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.
- Về nghệ thuật: Việc lặp lại hình ảnh cây tre đã tạo cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng, góp phần tô đậm ý nghĩa biểu tượng và bổ sung nét nghĩa trung hiếu cho hình ảnh cây tre.
3.
a. Giới thiệu chung:
- - Viễn Phương tên thật là Phan Thanh Viễn, sinh năm 1928- 2005, quê ở Anh Giang. Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất thơ mộng lãng mạn.
- Tháng 4 năm 1976, khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành, tác giả cùng đoàn cán bộ miền Nam ra viếng lăng Bác. Bài thơ được in trong tập Như mây mùa xuân, 1978
b. Cảm nhận chung:
- Cảm xúc trước khi vào lăng Bác:
+ Lời xưng hô con “ thăm bác”. Xưng con thật gần gũi, thân thiết tình cảm ấm nồng và đầy kính trọng của người con với cha.
+ Từ “ thăm” thay thế cho từ “ viếng” Cách nói giảm, nói tránh nỗi đau mất mát. Bác như vẫn còn sống, gần gũi, thân thiết như người cha. Câu thơ như một lời thông báo lời chào xúc động.
+ Hình ảnh hàng tre là hình ảnh tả thực chỉ cảnh vật, hình ảnh quen thuộc của đất nước Việt Nam bên lăng Bác.( hàng tre bát ngát).
+ Tre là hình ảnh tượng trưng: cây tre đã trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam , biểu tượng của tâm hồn thanh cao sức sống bền bỉ kiên cương của dân tộc Việt Nam.
+ “ mặt trời trong lăng” là hình ảnh ẩn dụ vừa ca ngợi sự kì vĩ của Bác, vừa thể hiện sự tôn kính của nhà thơ với Bác.
+ “ mặt trời đi qua trên lăng” hình ảnh tả thực chỉ thiên thể tự nhiên rực rỡ, vĩnh hằng.
+ “ dòng người đi trong thương nhớ” – hình ảnh tả thực, thể hiện nỗi xúc động bồi hồi nặng trĩu nhớ thương kính cẩn từng bước chân theo dòng người vào lăng viếng Bác. Điệp từ “ ngày ngày” chỉ sự vô tận của thời gian, cũng chính là thước đo lòng thành kính yêu dành cho Bác.
- Cảm xúc khi vào viếng lăng Bác: Niềm biết ơn thành kính chuyển thành nỗi xúc động nghẹn ngào, lòng kính yêu vô bờ đối với Bác và sự đau xót trước sự ra đi của Bác.
+ Khung cảnh, không khí: trang nghiêm, thanh tịnh như ngưng hết cả không gian và thời gian ở bên trong lăng Bác. Giấc ngủ bình yên gợi sự thanh thản, như một giấc ngủ giữa ánh sáng của vầng trăng. Cách nói giảm, nói tránh thể hiện tình cảm trân trọng như một lời khẳng định Bác vẫn còn sống mãi với non sông đất nước.
+ “ Vầng trăng sáng dịu hiền” hình ảnh ẩn dụ chỉ tâm hồn cao đẹp của Bác. “ trời xanh” ẩn dụ chỉ Bác Hồ- sự lớn lao, cao cả, vĩnh hẳng của Bác. Lí trí hiểu rằng Bác đã ra đi nhưng không khỏi đau nhói trong tim. Câu thơ diễn tả chiều sâu tâm trạng đau đớn xót xa.
+ “ Vẫn biết…”; “ mà sao” là sự đối lập giữa lí trí và tình cảm, nỗi đau đớn tận cùng như không thể chịu nổi sự thực Bác đã ra đi mãi mãi.
+ “ Nhói”- nỗi đau lắng sâu, xót xa tận tâm khảm quặn thắt tê tái trong tâm hồn nhà thơ như hàng ngàn mũi kim đâm vào trái tim thổn thức trước thi thể người. Nỗi đau ấy được cảm nhận bằng tất cả các giác quan : Nghe nỗi đau trong tim. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác thể hiện sự rung động chân thành của tác giả. Lời thơ là tiếng lòng và cũng là tiếng khóc…
- Cảm xúc khi rời lăng: tâm trạng lưu luyến, nhớ thương dâng trào và ước nguyện thành kính:
+ “ Mai về miền Nam thương trào nước mắt” là lời nói giản dị như câu giã biệt. Từ “ trào” diễn tả cảm xúc mãnh liệt luyến tiếc, bịn rịn không muốn rời xa nơi Bác nằm.
+ Ước nguyện thành kính qua điệp cấu trúc “ Muốn làm” dồn dập nhưng lại thể hiện ước mong tha thiết cháy bỏng tự nguyện mà chân thành. Tác giả khao khát được hóa thân vào thiên nhiên để được ở bên Người dù chỉ là một tiếng chim hót, một bông hoa ngát hương. Nhưng đặc biệt nguyện làm cây tre trung hiếu canh giữ cho giấc ngủ bình yên của Người.
+ “ cây tre trung hiếu” nghệ thuật ẩn dụ , biểu tượng cho lòng thủy chung với con đường và sự nghiệp cách mạng mà Bác đã chọn. Khép lại bài thơ là hình ảnh cây tre tạo kết cấu đầu cuối tương ứng.
+ Kết thúc bài thơ người đọc vẫn cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng thành kính lòng tự hào, biết ơn pha lẫn xót xa khi vào thăm lăng Bác.
c. Đánh giá chung:
- - Với giọng điệu nghiêm trang thành kính, tự hào, tha thiết, nhịp thơ chậm diễn tả sự lắng đọng trong tâm trạng nhà thơ.
- Cả bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng thành kính, biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi vào viếng lăng Bác – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam
Hình ảnh cây tre được lặp đi lặp lại ở đầu và cuối bài thơ có ý nghĩa:
- Về nội dung: Cây tre trở thành biểu tượng của sức sống bền bỉ, kiên cường, không bao giờ chịu khuất phục của dân tộc Việt Nam. Đồng thời khẳng định lòng kính yêu, biết ơn vô hạn đối với Bác và lời hứa quyết tâm trung hiếu với dân với nước của tác gỉa nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.
- Về nghệ thuật: Việc lặp lại hình ảnh cây tre đã tạo cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng, góp phần tô đậm ý nghĩa biểu tượng và bổ sung nét nghĩa trung hiếu cho hình ảnh cây tre.
Giới thiệu chung:
- Viễn Phương tên thật là Phan Thanh Viễn, sinh năm 1928- 2005, quê ở Anh Giang. Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất thơ mộng lãng mạn.
- Tháng 4 năm 1976, khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành, tác giả cùng đoàn cán bộ miền Nam ra viếng lăng Bác. Bài thơ được in trong tập Như mây mùa xuân, 1978
Cảm nhận chung:
- Cảm xúc trước khi vào lăng Bác:
+ Lời xưng hô con “ thăm bác”. Xưng con thật gần gũi, thân thiết tình cảm ấm nồng và đầy kính trọng của người con với cha.
+ Từ “ thăm” thay thế cho từ “ viếng” Cách nói giảm, nói tránh nỗi đau mất mát. Bác như vẫn còn sống, gần gũi, thân thiết như người cha. Câu thơ như một lời thông báo lời chào xúc động.
+ Hình ảnh hàng tre là hình ảnh tả thực chỉ cảnh vật, hình ảnh quen thuộc của đất nước Việt Nam bên lăng Bác.( hàng tre bát ngát).
+ Tre là hình ảnh tượng trưng: cây tre đã trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam , biểu tượng của tâm hồn thanh cao sức sống bền bỉ kiên cương của dân tộc Việt Nam.
+ “ mặt trời trong lăng” là hình ảnh ẩn dụ vừa ca ngợi sự kì vĩ của Bác, vừa thể hiện sự tôn kính của nhà thơ với Bác.
+ “ mặt trời đi qua trên lăng” hình ảnh tả thực chỉ thiên thể tự nhiên rực rỡ, vĩnh hằng.
+ “ dòng người đi trong thương nhớ” – hình ảnh tả thực, thể hiện nỗi xúc động bồi hồi nặng trĩu nhớ thương kính cẩn từng bước chân theo dòng người vào lăng viếng Bác. Điệp từ “ ngày ngày” chỉ sự vô tận của thời gian, cũng chính là thước đo lòng thành kính yêu dành cho Bác.
- Cảm xúc khi vào viếng lăng Bác: Niềm biết ơn thành kính chuyển thành nỗi xúc động nghẹn ngào, lòng kính yêu vô bờ đối với Bác và sự đau xót trước sự ra đi của Bác.
+ Khung cảnh, không khí: trang nghiêm, thanh tịnh như ngưng hết cả không gian và thời gian ở bên trong lăng Bác. Giấc ngủ bình yên gợi sự thanh thản, như một giấc ngủ giữa ánh sáng của vầng trăng. Cách nói giảm, nói tránh thể hiện tình cảm trân trọng như một lời khẳng định Bác vẫn còn sống mãi với non sông đất nước.
+ “ Vầng trăng sáng dịu hiền” hình ảnh ẩn dụ chỉ tâm hồn cao đẹp của Bác. “ trời xanh” ẩn dụ chỉ Bác Hồ- sự lớn lao, cao cả, vĩnh hẳng của Bác. Lí trí hiểu rằng Bác đã ra đi nhưng không khỏi đau nhói trong tim. Câu thơ diễn tả chiều sâu tâm trạng đau đớn xót xa.
+ “ Vẫn biết…”; “ mà sao” là sự đối lập giữa lí trí và tình cảm, nỗi đau đớn tận cùng như không thể chịu nổi sự thực Bác đã ra đi mãi mãi.
+ “ Nhói”- nỗi đau lắng sâu, xót xa tận tâm khảm quặn thắt tê tái trong tâm hồn nhà thơ như hàng ngàn mũi kim đâm vào trái tim thổn thức trước thi thể người. Nỗi đau ấy được cảm nhận bằng tất cả các giác quan : Nghe nỗi đau trong tim. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác thể hiện sự rung động chân thành của tác giả. Lời thơ là tiếng lòng và cũng là tiếng khóc…
- Cảm xúc khi rời lăng: tâm trạng lưu luyến, nhớ thương dâng trào và ước nguyện thành kính:
+ “ Mai về miền Nam thương trào nước mắt” là lời nói giản dị như câu giã biệt. Từ “ trào” diễn tả cảm xúc mãnh liệt luyến tiếc, bịn rịn không muốn rời xa nơi Bác nằm.
+ Ước nguyện thành kính qua điệp cấu trúc “ Muốn làm” dồn dập nhưng lại thể hiện ước mong tha thiết cháy bỏng tự nguyện mà chân thành. Tác giả khao khát được hóa thân vào thiên nhiên để được ở bên Người dù chỉ là một tiếng chim hót, một bông hoa ngát hương. Nhưng đặc biệt nguyện làm cây tre trung hiếu canh giữ cho giấc ngủ bình yên của Người.
+ “ cây tre trung hiếu” nghệ thuật ẩn dụ , biểu tượng cho lòng thủy chung với con đường và sự nghiệp cách mạng mà Bác đã chọn. Khép lại bài thơ là hình ảnh cây tre tạo kết cấu đầu cuối tương ứng.
+ Kết thúc bài thơ người đọc vẫn cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng thành kính lòng tự hào, biết ơn pha lẫn xót xa khi vào thăm lăng Bác.
Đánh giá chung:
- Với giọng điệu nghiêm trang thành kính, tự hào, tha thiết, nhịp thơ chậm diễn tả sự lắng đọng trong tâm trạng nhà thơ.
- Cả bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng thành kính, biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi vào viếng lăng Bác – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.