Giả sử thể tích rượu và nước không thay đổi khi trộn Vr ml C2H5OH nguyên chất với Vn ml H2O được dung dịch có khối lượng riêng 0,9 g/cm3. Tìm độ rượu của dung dịch trên, biết khối lượng riêng của C2H5OH, H2O lần lượt là 0,8 và 1
Bảo toàn khối lượng:
0,8Vr + Vn = 0,9(Vr + Vn)
—> Vr = Vn
—> Độ rượu = Vr/(Vr + Vn) = 50°
X là amino axit no (trong phân tử chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH); Y là este đơn chức tạo bởi axit cacboxylic và ancol. Cho 17,5 gam M gồm X và Y tác dụng vừa đủ với NaOH thu được ancol T và m gam hỗn hợp muối G. Đốt cháy m gam G thu được 10,6 gam Na2CO3. Nếu cho 0,2 mol ancol T tác dụng với Na thì thấy khối lượng bình tăng 6,2 gam. Biết tổng số nguyên tử H trong X và Y là 13. Phần trăm khối lượng cacbon có trong X là:
A. 40,45 B. 32 C. 20,225 D. 16
Cho 5 gam bột Mg vào dung dịch hỗn hợp KNO3 và H2SO4, đun nhẹ khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A chứa m gam muối; 1,792 lít hỗn hợp khí B (đktc) gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí và còn lại 0,44 gam chất rắn không tan. Biết tỉ khối hơi của B đối với H2 là 11,5. Giá trị của m là
A. 31,36. B. 31,08. C. 24,12. D. 29,34.
a, Các khí CO, CO2, HCl đều lẫn nước. Để làm khô các khí trên có thể dùng chất nào trong số các chất sau đây: CaO, H2SO4 đặc, KOH rắn, P2O5? Giải thích?
b, Trong PTN điều chế Cl2 từ MnO2 và HCl đặc, nên khí Cl2 thường lẫn khí HCl và hơi nước. Để thu được Cl2 tinh khiết người ta dẫn hỗn hợp đi qua 2 bình mắc nối tiếp nhau, mỗi bình đựng một chất lỏng. Hãy xác định chất đựng trong mỗi bình. Giải thích bằng PTHH.
Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp A gồm glucozơ, anđehit fomic, axit axetic cần 2,24 lít O2 (đktc). Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của m là
A. 12,4. B. 6,2. C. 4,4. D. 3,1.
Tiến hành trùng hợp 1 mol etilen ở điều kiện thích hợp với hiệu suất 77,5% thu được m gam polietilen. Giá trị của m là
A. 21,7. B. 23,8. C. 22,4. D. 6,3.
Dung dịch X được tạo ra từ 2 muối gồm có các ion: Al3+, Fe2+, SO42-, Cl-. Chia dung dịch X làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 6,46 gam kết tủa. Phần 2 cho tác dụng với dung dịch NH3 dư, thu lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi còn lại 2,11 gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Khối lượng muối trong dung dịch X là
A. 5,960 gam. B. 17,500 gam.
C. 3,475 gam. D. 8,750 gam.
Đun nóng 18 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 7,20. B. 21,6. C. 10,8. D. 2,16.
Có 5 dung dịch riêng biệt: a) HCl có lẫn FeCl3; b) HCl; c) CuCl2; d) MgCl2; e) H2SO4 có lẫn CuSO4. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá học là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Chia 2m gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại có hoá trị không đổi thành 2 phần bằng nhau. Cho phần một tan hết trong dung dịch HCl (dư) thu được 2,688 lít H2. Nung nóng phần hai trong oxi (dư) thu được 4,26 gam hỗn hợp oxit. Giá trị của m là
A. 4,68 gam. B. 1,17 gam.
C. 3,51 gam. D. 2,34 gam.
Thủy phân 25,28 gam hỗn hợp M gồm hai este A và B chỉ chứa một loại nhóm chức (MA < MB) cần vừa đúng 200ml dung dịch NaOH 2M rồi cô cạn thu được muối của một axit cacboxylic D và hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở là đồng đẳng kết tiếp. Cho toàn bộ lượng ancol này tác dụng với 13,8 gam Na thu được 27,88 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chọn kết luận đúng trong các kết luận sau:
A. D có phần trăm khối lượng cacbon xấp xỉ 17,91.
B. Tỉ lệ mol giữa A và B trong hỗn hợp X là 1:3.
C. D có phần trăm khối lượng cacbon xấp xỉ 26,09.
D. Tỉ lệ mol giữa A và B trong hỗn hợp X là 3:1.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến