1. Mở bài: Lòng biết ơn đối với người khác, câu tục ngữ ” Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ” là một câu nói về một đạo đức tốt được ông bà ta răn dạy con cháu từ đời này qua đời khác. Chúng ta là một thế hệ đi sau phải biết khắc cốt, ghi tâm công lao trời biển đó của người xưa, đồng thời phát huy truyền thống quí báu đó
2. Thân bài:
- Giải thích: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây có ý nghĩa là khi ăn quả thì phải biết đến công lao của người chăm sóc. Khi chúng ta được ăn hoa thơm quả ngọt thì phải biết đến nguồn gốc của nó, phải biết ai đã cho chúng ta được những quả ngọt, trái thơm ấy. Cũng giống như trong cuộc sống vậy khi chúng ta được giúp đỡ một điều gì thì phải ghi nhớ công ơn của người đã giúp đỡ chúng ta có được ngày hôm nay. Khi chúng ta hưởng thành quả nào đó thì điều đầu tiên cần phải nhớ đó chính là phải biết ơn họ, phải biết đến những giọt mồ hôi nước mắt để cho ta được hưởng những hạnh phúc đó.
- Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ
- Phân tích: iống như để có một cuộc sống đầy đủ, không có chiến tranh thì biết bao lớp người đã phải chiến đấu và hi sinh nằm lại nơi đất Mẹ. Bát cơm ta ăn hôm nay cũng đã phải vất vả ” một nắng hai sương” của những người nông dân thức khuya về muộn. Những công trình kiến trúc, những di sản văn hóa cũng là tài sản mà người đời trước đã để lại cho con cháu đời sau. Hay nói đến một minh chứng mà mọi người dễ thấy hơn đó chính là công lao của những đấng sinh thành, của những chuyến đò đã chở đến cho chúng ta những kiến thức vô cùng quí báu cho cuộc sống này. Và chúng ta sẽ có khi đặt câu hỏi” tại sao ?”, và câu trả lời cũng sẽ rất đơn giản, bởi lẽ tình cảm thiêng liêng là cơ sở dẫn đến những hành động tốt đẹp ở đời. Trong mỗi gia đình dù nghèo khó hay sang giàu, đều sẽ dành một nơi thật trang nghiêm để thờ cúng tổ tiên, vẫn hàng năm đến hẹn lại tụ họp quây quần về với nhau để thắp một nén hương nhằm bày tỏ tấm lòng thầm kín ” Ăn quả nhớ kẻ trồng cây “, dù những người đã khuất không còn hiện hữu nhưng vẫn có một sức mạnh vô hình đâu đó vẫn dạy dỗ những con cháu đời sau. Đảng và nhà nước ta cần có những chính sách thiết thực hơn nữa để giúp đỡ các Mẹ anh hùng liệt sĩ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
- Mở rộng vấn đề: Nhưng không phải là tất cả, nhưng đâu đó một bộ phận của giới trẻ đã bị tha hóa, không còn nhớ thế nào gọi là biết ơn, vì họ chỉ biết cho bản thân của họ, ngay cả cha mẹ họ cũng buông lời chữi rủa hành hạ. Có trường hợp phận làm con trẻ lợi dụng chính sức lực của đấng sinh thành làm nguồn thu nhập chính. Lại có bộ phận rơi vào tình trạng ăn chơi mặc cho gia đình khó khăn phải vất vả lo tiền cho họ ăn học.
3. Kết bài: Câu tục ngữ tuy ngắn gọn nhưng đã thể hiện được bài học vo cùng sâu sắc cho tất cả chúng ta. Đặc biệt đối với những thế hệ trẻ ngày hôm nay thì cần phát huy hơn nữa những giá trị truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn mà cha ông ta đã răn dạy