Con người Việt Nam ta xưa hay theo lối sống thân thiện, hòa đồng, nhã nhặn và rất hiếu khách. Khi khách nước ngoài ghé sang thăm đặt chân đến với nước Việt Nam dù chỉ là du lịch, tham quan danh lam thắng cảnh hay nghỉ dưỡng thì bên cạnh sự ấn tượng sâu sắc bởi vẻ đẹp tuyệt diệu của non sông gấm vóc, cảnh sắc nên thơ mà còn vô cùng ngưỡng mộ về sự thân thiện, hiếu khách của con người Việt Nam. Trong đó có câu tục ngữ, ca dao cũng mà thể hiện rõ nhất qua cách ứng xử giao tiếp lịch sự của người Việt Nam “Lời chào cao hơn mâm cỗ”.
Trong câu tục ngữ “Lời chào cao hơn mâm cỗ” là lời răn dạy chỉ bảo mà ông cha ta đã thể hiện được phép lịch sự, và hơn nữa còn thể hiện được sự mến khách, thân thiện của con người Việt Nam.
Câu nói “Lời chào cao hơn mâm cỗ ” thể hiện việc con người ta từ xưa tới nay coi trọng lời chào, thái độ ứng xử giữa con người với nhau còn hơn cả mâm cao cỗ đầy. Nếu một người lớn tuổi, cha mẹ, ông bà tới nhà con cháu chơi được con cháu của mình, chào hỏi tận tình, thăm hỏi lễ phép còn cảm thấy hạnh phúc hơn cả việc ăn những món ngon, mâm cao cỗ đầy, nhưng thái độ ứng xử của con cháu thờ ơ, bất hiếu, không biết kính trên nhường dưới, không có thái độ lễ phép, văn hóa ứng xử đúng lễ giáo, đạo đức xã hội.
Câu tục ngữ “Lời chào cao hơn mâm cỗ” dù là thời xưa hay thời nay đều phát huy những vai trò đúng đắn riêng của nó. Nó chính là lời khuyên nhủ, răn dạy của cha ông ta với thế hệ con cháu của mình.
Trong câu tục ngữ trên đề cao phép lịch sự, trang trọng trong ứng xử giao tiếp nhằm thể hiện tính văn minh nhân bản tô đậm nên vẻ đẹp con người Việt Nam. Cũng giống như câu tục ngữ sau có nét tương đồng là:”Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” câu tục ngữ cho ta rõ quan điểm là cách trò chuyện với người khác mình cư xử một cách khôn khéo, tế nhị, lịch sự lời nói trong khi giao tiếp phải dễ nghe, dễ hiểu đi vào lòng người nghe tình cảm quý mến thân thương. Từ đó mối quan của chúng ta sẽ trở nên thân thiết và bền chặt hơn.
Bởi vậy, mới thấy lời chào quan trọng hơn nhất nhiều nó thể hiện tình cảm gắn bó giữa con người với con người chứ không bị chi phối bởi vật chất. Câu tục ngữ được đúc kết từ những bài học quý báu về kinh nghiệm sống cho ta kinh nghiệm sống là ứng xử giao tiếp ở đời. Nó không chỉ mang lại cho ta mà răn dạy ta lý tưởng sống.
Trong lối giao tiếp hiện nay, là một vấn đề khi ta đang đứng trước thời đại mới lời chào luôn được đề cao cho sự phát triển tốt đẹp thuận lợi đem đến lợi ích và sự thành công. Ta bắt gặp rất nhiều lời chào hỏi thăm, lời chào hỏi đi xa, hay khách đến chơi nhà…
Nhưng cũng một số lời chào hỏi không thật tâm, không vui vẻ thân thiện, không xuất phát từ sự chân thành thì người giao tiếp sẽ trở nên không mấy vui vẻ không may xảy ra xung đột đi theo những chiều hướng xấu. Vì vậy ta phải thể hiện trong cách giao tiếp làm cho người khác cảm thấy thân thiện để con người xích lại gần nhau.
Như vậy câu tục ngữ trên, ông cha ta đã nhận định ý nghĩa hoàn toàn đúng mang lại giá trị nhân văn của lời chào. Hiểu được như thế mỗi người cần phải biết sử dụng lời chào một cách hợp lý trong cuộc sống.
Lời chào được nói ra phải xuất phát từ trái tim sự chân thành, niềm nở cho ta thấy sự kính trọng dành cho người trên. Nếu được như vậy ta nên trau dồi phát huy truyền thống mở rộng lời chào một cách thân thiện mang tính lịch sự.Trau dồi kinh nghiệm tạo cho mình nhân cách sống tốt đẹp hơn.
Lời chào chính là lời chào xuất từ thái độ quý mến, nó thể hiện thái độ kính trọng, của một con người đối với những người xung quanh. Khi một thầy cô giáo nhận được lời chào của một học trò ngoan ngoãn lễ phép thì sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc sung sướng biết bao. Cha mẹ nhận được sự yêu thương, lễ phép của con cái sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc, mãn nguyện.
Thông qua câu nói trên, ông bà ta muốn khẳng định vị trí quan trọng, giá trị to lớn, không gì có thể sánh được của một lời chào. Nó chính là thái độ sống, văn hóa ứng xử biết trước biết sau, biết trên biết dưới của một con người. Khi chúng ta hiểu được tầm quan trọng của nó, mỗi người cần phải biết sử dụng nó đúng hoàn cảnh, đúng nơi đúng chỗ thì mới phát huy được vai trò của nó.