* Tiên học lễ, hậu học văn.
- Giải thích: Chúng ta có hiểu nôm na ra rằng " học lễ " trước, " học văn " sau.
+ Vậy " Lễ " ở đây là gì ? là cách ứng xư, cư xử của con người với con người, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, kính trên nhường dưới trong mọi mối quan hệ (gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp,....). Và nó là một đức tính, đạo đức tốt đẹp mà ai cũng nên có.
+ Vậy thì còn " Văn " ở đây là gì ? là văn chương, kiến thức, kĩ năng giúp con người đạt tới một tầm cao mới. Nếu ngày xưa là để đỗ đạt quan to, tước lớn, phò vua cứu nước. Thì ngày nay " văn " chính là văn hoá, giúp con người than thản trong tâm hồn, là một kĩ năng quan trọng được đưa vào giảng giải trong môi trường học tập.
- Giá trị kinh nghiệm: Thật sự câu tục ngữ trên đã cho ta biết rất nhiều điều. Đặc biệt là phải kính trên, nhường dưới, biết người, biết ta, cư xử sao cho hợp lý, phải biết tôn ti trật tự, không nên phá bỏ thuần phong mĩ tục tốt đẹp của dân tộc.
- Bài học:
+ Hiểu rõ tầm quan trọng của việc học, rèn luyện đức hạnh của con người
+ Giờ đây việc học dễ bị pha lẫn lên càng cần được chọn lọc và bồi dưỡng sao cho con người toàn diện
+ Đặt việc rèn luyện đạo đức tác phong lên hàng đầu, trên cơ sở đó phát huy học tập nâng cao kiến thức văn hóa, trình độ kĩ thuật và kĩ năng thực hành.
+ Phải chú ý công việc học tập vì đây là điều kiện giúp ta trở thành người công dân hữu ích cho xã hội mai này.
#Chúc bạn học tốt !