Đáp án:
Câu 1:
+ Về đặc điểm dinh dưỡng:
.) Thực vật: có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ cho cơ thể
.) Động vật: không có khả năng tổng hợp chất hữu cơ mà sử dụng chất hữu cơ có
sẵn.
+ Về khả năng di chuyển
.) Thực vật không có khả năng di chuyển
.) Động vật có khả năng di chuyển
+ Cấu tạo thành tế bào
.) Thực vật có thành tế bào xellulose
.) Động vật không có.
+ Hệ thần kinh và giác quan
.) Thực vật không có hệ thần kinh và giác quan
.) Động vật có hệ thần kinh và giác quan
Câu 2:Đặc điểm chung của động vật
- Có khả năng di chuyển
- Có hệ thần kinh và giác quan
- Dị dưỡng (khả năng dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn
Câu 3:Động vật nguyên sinh có một số đặc điểm sau:
Có kích thước nhỏ, không nhìn thấy bằng mắt thường
cơ thể chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng khác nhau của cơ thể sống.
Phần lớn sống dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi hoặc tiêu giảm.
Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.
Câu 4:
hình dạng và cấu tạo ngoài
Cơ thể hình trụ dài. Gồm 2 phần:
+ Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có các tua miệng tỏa ra.
+ Phần dưới gọi là đế, bám vào giá thể.
- Cơ thể đối xứng tỏa tròn
Thủy tức có 3 hình thức sinh sản:
- Sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi:
- Sinh sản hữu tính bằng cách hình thành tế bào sinh dục đực và sinh dục cái:
+ Tế bào trứng được tinh trùng khác của thủy tức đến thụ tinh.
+ Sau khi thụ tinh trứng phân cắt nhiều lần thủy tức con
+ Sinh sản hữu tính thường xảy ra vào mùa lạnh, ít thức ăn.
- Tái sinh: có khả năng tái sinh thành cơ thể hoàn chỉnh từ một phần cơ thể cắt ra.
Câu 5: Tỉ lệ mặc bệnh giun sán ở nước ta cao do:
- Tập tính, thói quen sinh hoạt thiếu vệ sinh: Đi vệ sinh nơi đồng ruộng, không rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn, trẻ em hay mút ngậm tay, rửa rau chưa sạch, ...
- Không tẩy giun theo định kì.
Biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh:
- Tẩy giun theo định kì: 6 tháng/ lần
- Rửa tay sách sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Không đi chân đất ra nơi bẩn
- Giaó dục và dạy trẻ không có những thói quen "dơ"
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Câu 6:
Chúng chỉ khác nhau ở chỗ: ở thủy tức khi trưởng thành chồi tách ra để sống độc lập. Còn ở san hô, chồi vẫn dính với cơ thể mẹ và tiếp tục phát triển để tạo thành tập đoàn.