(1)Khổ thơ thứ hai của bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" là vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, hòa hợp với thiên nhiên của người chiến sĩ:
"Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái."
(2)Với bút pháp tả thực, kết hợp với phép nhân hóa, Phạm Tiến Duật đã miêu tả người bạn đường với anh lính lái xe, đó chính là thiên nhiên, bởi trên con đường hành quân đầy gian nan ấy, người lính lái xe chỉ có thể bầu bạn với thiên nhiên, và thiên nhiên cũng luôn đồng hành cùng người lính trên mọi nẻo đường. (3)Hai chữ mắt đắng" được hiểu theo nhiều nghĩa: có thể hiểu "mắt đắng là những đôi mắt thiếu ngủ do hành quân ban đêm, cũng có thể vì xe không có kính, bụi vào làm cay mắt. (4)Dù hiểu theo cách nào cũng là sự khốc liệt, khó khăn trên muôn nẻo hành quân, các anh lính lái xe phải là những con người kiên cường, dám đối mặt với hiểm nguy thì mới có thể đưa những chuyến xe đến điểm hẹn đúng giờ. (5)"Con đường" ở đây không chỉ đơn thuần là con đường mòn Hồ Chí Minh mà những người lính lái xe phải di chuyển để tiếp tế, mà còn là con đường Cách mạng, con đường giết giặc, và Phạm Tiến Duật đã sử dụng thành công biện pháp ẩn dụ này. (6)"con đường" ấy như đi sâu vào tim mỗi con người, giúp con người giác ngộ lý tưởng Cách mạng, giúp những người lính có thêm động lực tiếp tục chiến đấu. (7)Với hình ảnh "sao trời" và "cánh chim", kết hợp với động từ "sa, ùa", người lính không hề cô đơn lẻ loi trên con đường giết giặc, mà còn có thiên nhiên song hành, thiên nhiên như đang góp thêm cho người chiến sĩ một thứ sức mạnh vô song có thể đánh bại mọi thứ. (8)Thứ sức mạnh ấy thật to lớn và mạnh mẽ biết mấy, khi những chuyến xe dù phải chạy qua mưa bom bão đạn, chịu những cuộc xối bom của quân thù, đến mức những chiếc xe không còn tấm kính để che chắn, vẫn tiếp tục nối đuôi nhau chi viện cho tiền tuyến.(9)Hai câu thơ cuối khổ thơ như nói lên tâm hồn thi sĩ lãng mạn, thơ mộng của mỗi người chiến sĩ, và tâm hồn lãng mạn ấy cũng được thể hiện trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu: "Đầu súng trăng treo".(10)Phạm Tiến Duật thật tài tình khi đã miêu tả người lính không chỉ bằng chất thép mà còn bằng chất thơ của một thi sĩ với tâm hồn bay bổng, lãng mạn. (11)Chẳng thế mà ở một bài thơ khác, Phạm Tiến Duật đã nêu cảm nhận:
"Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây"
Từ láy: lẻ loi trong câu (7)
Câu cảm thán: (8)
Chúc bạn học tốt !!!!!!!