2.Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc người, chỉ con người mới có ý thức.
Vật chất là nguồn gốc khách quan, là cơ sở sản sinh ra ý thức, còn ý thức chỉ là sản phẩm, là sự phản ánh thế giới khách quan trong nhận thức và hành động của con người thì phải xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng
3. Đời sống tinh thần của xã hội, tức ý thức xã hội, hình thành và phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất, tức tồn tại xã hội.
Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội.
Vd: Trong xã hội phong kiến, khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời trong lòng xã hội này và dần dần lớn mạnh thì nảy sinh quan niệm cho rằng sự tồn tại của chế độ phong kiến là trái với công lý, không phù hợp với lý tính con người và cần được thay thế bằng chế độ công bằng và hợp lý tính của con người hơn.