TIÊU CHÍ CHỦ YẾU CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC:
*Tấm cám:
-Nội dung: Sự biến hóa của Tấm thể hiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác. Chiến thắng của Tấm thể hiện niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện với cái ác, tinh thần lạc quan và ước mơ về một xã hội công bằng.
-Ngôn ngữ: Ngôn ngữ tự sự, kể chuyện bằng văn xuôi nhưng xen lẫn nhiều đoạn bằng thơ hoặc câu nói có vần điệu.
-Thể loại: Văn học dân gian (Cổ tích)
*Truyện Kiều:
-Nội dung:
+ Phản ánh bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị và thế lực hắc ám chà đạp lên quyền sống của con người.
+ Phơi bày số phận đau khổ của những con người bị áp bức, đặc biệt người phụ nữ.
+> Tác giả bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trước những khổ đau của con người, trân trọng, đề cao vẻ đẹp, tình yêu tự do, khát vọng, ước mơ chân chính của con người.
-Ngôn ngữ:
+Ngôn ngữ trong Truyện Kiều có sự kết hợp giữa ngôn ngữ dân gian và ngôn ngữ bác học.
+Ngôn ngữ mang tính ước lệ giàu tính chất tượng trưng.
+Nguyễn Du đã sử dụng và phát triển, sáng tạo ngôn ngữ có sức sống lâu bền, hoàn hảo nhất.
-Thể loại: Văn học viết (Truyện thơ viết theo thể lục bát)
* Trong đầm gì đẹp bằng sen:
-Nội dung: Hình ảnh bóng sen thơm ngát, đơn sơ, chân chất như người dân lao động mang nét đẹp bình dị, thôn dã tinh khiết không pha lẫn một vị nào khác dù hoa sen ở "trong đầm".Tâm hồn của mỗi con người được ví như một bông hoa thơm ngát, dù sống ở đâu, trong hoàn cảnh nào cũng giữ riêng cho mình nét trong trắng, thanh cao nguyên vẹn.
-Ngôn ngữ: Ngôn từ trong sáng, giản dị, gần gũi với đời sống hàng ngày của người dân lao động.
-Thể loại: Văn học dân gian (Ca dao theo thể lục bát).
P/s: Mình không hiểu phần nhận xét là đưa ra ý kiến về cái gì, nên sorry nha mình chưa làm phần ấy.