1. -Nhân vật "cô gái": cô kĩ sư trẻ
-Nhân vật "anh": anh thanh niên
-Xuất hiện trong tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa". Tác giả là: Nguyễn thành Long.Tình huống được xây dựng trong tác phẩm:Cuộc gặp gỡ của chàng thanh niên làm việc 1 mình ở trạm khí tượng với bác lái xe và 2 hành khách trên chuyến xe ấy.
2. Hàm ý: Sự tiếc nuối của anh thanh niên khi sắp phải chia tay ông họa sĩ và cô kĩ sư."Anh" không nói thẳng điều đó vì cách diễn đạt này giúp bộc lọ kín đáo hơn.
Câu 3 mình không thấy thành phần gạch chân nên mình bỏ qua nha.
4. Mở đầu câu truyện, qua lời kề của bác lái xe, hiện lên dáng hình của một chàng thanh niên 27 tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu - một công việc mà theo bác lái xe đã biến anh trở thành người "cô độc nhất thế gian". Nếu như "qua cái nhìn của họa sĩ, anh thanh niên hiện ra với "tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ". Còn"trong sự cảm nhận của cô kĩ sư mới ra trường, cuộc sống của người thanh niên là 'cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp', anh mang lại cho cô' bó hoa của những há hức và mơ mộng ngẫu nhiên". Có thể thấy nét đẹp đầu tiên ở người thanh niên này đó là vẻ đẹp của một tâm hồn yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc đầy thử thách của mình: "Sống một mình trên đỉnh Yên Sơ cao 2600m....đo gió, đo mưa, tính nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất... đối chọi với gió tuyết và lặng im đáng sợ". Ấy vậy mà anh làm công việc đầy tẻ nhạt và gia nan ấy với một tinh thần trách nhiệm và tình yêu nồng nhiệt, anh quan niệm "khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?". Sống trong hoàn cảnh như vậy, người ta thường dần thu mình lại trong nỗi cô dơn, nhưng anh thanh niên thì khác, anh đáng yêu ở nỗi "thèm người", ở tâm hồn giàu ước mơ và khát vọng. Ngay từ những phút gặp gỡ ban đầu, ở chàng thanh niên "cô độc nhất thế gian" đã bộc lộ ra một niềm vui được đón khách dạt dào. Nó toát lên qua từng nét măt, cử chỉ" anh biếu bác lái xe củ tam thất, mừng quýnh đón quyển sách bác mua hộ, hồ hởi đón mọi người lên thăm "nhà", hồn nhiên kể về công việc, đồng nghiệp của mình nơi Sa Pa lặng lẽ. Chính anh đã khẳng định với bác tài xế xe khách: "Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác?". Anh còn ước mơ và khát vọng, muốn được sống cống hiến cho đất nước, cho con người, cho nên khi chiến tranh đến, anh đã chủ động cùng bố viết đơn xin ra lính, anh quên mình, say mê với công việc được giao. Bởi chính tâm hồn giàu ước mơ và khát khao ấy, ở bức tranh tự họa của chàng trai trẻ không chỉ ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ mà chúng ta- bạn đọc còn tìm thấy một triết lý sống đẹp "Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? ". Bằng cốt truyện nhẹ nhàng, lời văn tinh tế có thể thấy rằng nếu ở phần đầu tác phẩm, lời giới thiệu về "anh" mới chỉ khiến người ta phải"xúc động tò mò", thì đến cuối tác phẩm, "cái bắt tay" đã chứng tỏ sự cảm mến ở vị khách vì những vẻ đẹp toát ra từ người con trai ấy.