Đáp án + Giải thích các bước giải:
`a)`
Trong hạt nhân chỉ có `p` mang điện tích.
Tổng số hạt mang điện tích trong hạt nhân:
`p_X + p_Y = 25(1)`
`X` và `Y` đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì nên số `p` của `X` kém số `p` của `Y` một đơn vị:
`p_Y - p_X = 1(2)`
Từ `(1)(2)` ta được: `p_Y = 13; p_X = 12`
`e_X = p_X = 12`
`e_Y = p_Y = 13`
Cấu hình `e`:
`X : 1s^{2}2s^{2}2p^{6}3s^{2}`
`Y: 1s^{2}2s^{2}2p^{6}3s^{2}3p^{1}`
`b)`
`Z_X = p_X= 12`
`Z_Y = p_Y = 13`
Từ cấu hình electron và dữ kiện trên ta xác định được vị trí:
`X` và `Y` đều có `3` lớp `e` nên nằm ở chu kì `3`
`X` có `2e` lớp ngoài cùng, là nguyên tố `s` nên `X` nằm ở nhóm `IIA`, chu kì `3`, ô số `12(Z=12)` trong bảng tuần hoàn.
`Y` có `3e` lớp ngoài cùng, là nguyên tố `p` nên `Y` thuộc nhóm `IIIA`, chu kì `3`, ô số `13(Z=13)` trong bảng tuần hoàn.
`c)`
`X` thuộc nhóm `IIA`, oxit cao có công thức là `XO`
`p_X= 12→ X: Mg`
Công thức: `MgO`
`Y` thuộc nhóm `IIIA`, oxit cao có công thức là `Y_2O_3`
`p_Y= 13→ Y: Al`
Công thức: `Al_2O_3`