Bài làm
Hồng chính là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng. Bố Hồng thì mất sớm còn mẹ Hồng phải đi tha hương cầu thực. Vì vậy mà Hồng phải sống dưới sự dè bỉu, châm chọc, hắt hủi và những lời nói cay nghiệt của bà cô. Đối với một đứa bé như Hồng, cuộc sống này thật đắng cay và đau khổ biết nhường nào! Sự bất hạnh đó còn được thể hiện một cách chân thực, đau lòng nhất ở cuộc hội thoại với bà cô. Những lời nói châm chọc của bà cô như những " chiếc dao " khoét sâu vào tim của Hồng. Một câu hỏi " Hồng, mày có muốn vào Thanh Hoá với mẹ mày không?" tưởng chừng như một lời ôn nhu quan tâm từ người cô nhưng chính nó lại là lời châm chọc, reo rắc những ý nghĩ xấu xa lên một đứa trẻ. Cái từ " em bé " mà bà cô ngân dài, rõ ngọt đã khiến Hồng lên đến đỉnh điểm của cảm xúc. Nước mắt Hồng đã rơi, cổ cũng đã nghẹn lại,...mọi cảm xúc của Hồng giờ đây dường như chứa đựng đầy sự tủi thân,nhục nhã và vô cùng căm hận. Một cuộc sống của đứa trẻ lẽ ra phải sống cùng chung và vui vẻ bên gia đình nhưng riêng Hồng thì ngoại lệ. Hồng luôn phải cố gắng gồng mình và kiềm chế cảm xúc trước những lời nói cay đắng của bà cô, cậu không muốn bà cô thấy được sự yếu đuối của mình khi rơi nước mắt. Qua đây, ta thấy rõ được tuổi thơ vô cùng bất hạnh, đắng cay, trớ trêu và thiếu thốn tình cảm gia đình của chú bé Hồng.