Hòa tan hoàn toàn 15,12 gam kim loại R trong dung dịch HNO3 dư, thu được 12,096 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và NO có tỉ lệ thể tích 3 : 1 (ngoài ra không còn sản phẩm khử nào khác). Kim loại R là A.Mg. B.Al. C.Cu. D.Fe.
Phương pháp giải: - Từ thể tích của hỗn hợp khí và tỉ lệ mol của khí ta tính được số mol của mỗi khí - Giả sử kim loại R có số oxi hóa là +n R0 → R+n + n e N+5 + 1e → N+4 (NO2) N+5 + 3e → N+2 (NO) Bảo toàn e suy ra số mol của kim loại R (theo ẩn n) - Từ khối lượng của kim loại lập được biểu thức mối liên hệ giữa R và n. Xét các giá trị n = 1; 2; 3 để tìm ra R phù hợp Giải chi tiết:Đặt số mol của NO2 và NO lần lượt là 3a và a (mol) ⟹ nhh khí = 3a + a = 12,096 : 22,4 = 0,54 ⟹ a = 0,135 ⟹ nNO2 = 0,405 và nNO = 0,135 Giả sử kim loại R có số oxi hóa là +n R0 → R+n + n e N+5 + 1e → N+4 (NO2) 0,81/n ← 0,81 0,405 ← 0,405 N+5 + 3e → N+2 (NO) 0,405 ← 0,135 Ta có: \({m_R} = \dfrac{{0,81}}{n}.R = 15,12 \Leftrightarrow R = \dfrac{{56n}}{3}\) Dễ thấy nghiệm thỏa mãn là n = 3, R = 56 (Fe). Đáp án D