Hoà tan hoàn toàn 4,34 gam hỗn hợp 3 kim loại Fe, Mg, Al trong dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và m gam muối. Giá trị của m là
A. 12,6. B. 13,7. C. 18,54. D. 11,44.
nH2 = 0,2 —> nCl- = 0,4
m muối = m kim loại + mCl- = 18,54 gam
Cho 6,4 gam một ancol no, đơn chức, mạch hở A tác dụng hoàn toàn với Na dư, sau phản ứng thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Công thức của A là
A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C3H7OH. D. C4H9OH.
Hòa tan kim loại A vào dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch X không chứa muối NH4NO3 và 0,2 mol NO. Cho kim loại B vào dung dịch HNO3 loãng chỉ thu được dung dịch Y. Trộn X với Y thu được dung dịch Z. Cho dung dịch NaOH dư vào Z thu được 0,1 mol khí và kết tủa D. Nung D đến khối lượng không đoỏi thu được 40 gam chất rắn. Tìm A, B, biết A, B đều có hóa trị 2, tỉ lệ khối lượng nguyên tử của chúng là 3: 8 và khối lượng nguyên tử của chúng lớn hơn 23 và nhỏ hơn 70
Polime X có phân tử khối là 336000 và hệ số trùng hợp là 12000. Tên gọi của X là
A. Teflon B. Poli etilen
C. Poli(vinyl clorua) D. Poli propilen
Cho 27,75 gam hỗn hợp A gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với 300ml dung dịch HNO3 a (mol/lít). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch B và 2,19 gam kim loại chưa tan. Giá trị của a là
A. 3,2. B. 1,6. C. 2,4. D. 1,2.
Cao su lưu hóa (loại cao su được tạo thành khi cho cao su thiên nhiên tác dụng với lưu huỳnh) có khoảng 1,849% lưu huỳnh về khối lượng. Giả thiết rằng cầu nối –S–S– đã thay thế cho H ở cầu metylen trong mạch cao su. Vậy khoảng bao nhiêu mắt xích isopren có một cầu đisunfua –S–S– ?
A. 48. B. 50. C. 44. D. 46.
Cho 53,2 gam hỗn hợp X chứa chất A (C5H16O3N2) và chất B (C4H12O4N2) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm 2 muối và hỗn hợp Z gồm 2 amin no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối so với H2 bằng 18,5. Phần trăm khối lượng của chất A trong hỗn hợp X là
A. 57,14%. B. 42,86%. C. 28,57%. D. 85,71%.
Dung dịch X gồm 0,02 mol Cu(NO3)2 và x mol HCl. Khối lượng Fe tối đa phản ứng được với dung dịch X là 5,6 gam (biết NO là sản phẩm khử duy nhất NO3-). Thể tích khí thu được sau phản ứng là
A. 1,12 lít B. 1,344 lít C. 2,24 lít D. 0,672 lít
Cho hỗn hợp Fe, Cu vào HNO3 đặc, đun nóng cho tới phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và còn lại m gam chất rắn không tan. Chất tan đó là
A. Fe(NO3)2. B. Cu(NO3)2. C. HNO3. D. Fe(NO3)3.
Hỗn hợp X chứa hai este đều đơn chức. Để phản ứng với 0,14 mol X cần dùng vừa đủ 160 ml dung dịch NaOH 1M, chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được ancol metylic và 12,36 gam hỗn hợp Y gồm ba muối. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử lớn trong hỗn hợp X là
A. 19,72% B. 29,13% C. 32,85% D. 23,63%
Cho 19,2 gam hỗn hợp gồm hai amino axit no chứa một chức axit và một chức amin (tỷ lệ khối lượng phân tử của chúng là 1,373) tác dụng với 110 ml dung dịch HCl 2M, được dung dịch X. Để tác dụng hết với các chất trong dung dịch X cần dùng 140 ml dung dịch KOH 3M. Phần trăm số mol của mỗi aminoaxit trong hỗn hợp ban đầu bằng:
A. 40% và 60%. B. 50% và 50%.
C. 20% và 80%. D. 25% và 75%.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến