Đáp án đúng:
Giải chi tiết:1. Giải thích
- Học: công việc tích lũy kiến thức để tự nâng cao hiểu biết của bản thân.
- Ghi nhớ kiến thức một cách máy móc: học thuộc lòng một cách thụ động, không tư duy, không suy nghĩ.
- Câu nói đề cập đến một thực trạng trong vấn đề học tập hiện nay là học sinh học một cách thụ động, chỉ thuộc lòng mà không tư duy, như thế sẽ không đạt hiệu quả.
- Câu nói đưa ra vấn đề: để học tập có hiệu quả tốt nhất, phải biết suy nghĩ, tư duy, phải chủ động tiếp nhận kiến thức.
2. Bình luận, chứng minh
a.Vì sao không được ghi nhớ một cách máy móc
- Kiến thức ta cần học là những điều chưa biết, nếu chỉ ghi nhớ máy móc sẽ không hiểu bản chất, không vận dụng được, học tập không có ích gì.
- Ghi nhớ máy móc sẽ áp dụng máy móc, không có tính thực tế.
- Chỉ biết làm theo, tâm lí ăn theo, không ứng dụng được trong hoàn cảnh phù hợp, không có sáng tạo.
b. Biểu hiện của học máy móc
- Thuộc lòng sách giáo khoa, không có ý kiến riêng.
- Những bài thi giống nhau như từ một khuôn đúc ra, như sản phẩm sản xuất hàng loạt.
- Kệch cỡm, không phù hợp với hoàn cảnh ở những tình huống thực tế, gây ra tình trạng dở khóc dở cười.
- Học tập, tiếp thu văn hóa từ nước ngoài vào nhưng không đúng thuần phong mỹ tục, tiếp thu không đến nơi sẽ làm mất văn hóa dân tộc, làm mất nét đẹp văn hóa.
c. Hậu quả của việc học một cách máy móc
- Không có trang bị kiến thức cho bản thân mình.
- Không giúp ích gì cho xã hội.
- Làm gánh nặng của xã hội và những người xung quanh.
d. Giải pháp
- Học hiểu, học phải suy nghĩ, tư duy, sáng tạo.
- Những gì là kiến thức cơ bản thì bắt buộc phải ghi nhớ, từ đó hiểu và phát triển thêm để kiến thức đó thật sự trở thành của bản thân mình.
- Phương pháp dạy học và ra đề thi, chấm bài cũng đề cao cá tính sáng tạo của học sinh, để học sinh nói lên ý kiến riêng của mình chứ không phải rập theo một khuôn khổ có sẵn, nói những lời của người khác.
3. Bài học hành động và liên hệ bản thân
- Học tập nghiêm túc, hiểu vấn đề, có sáng tạo.
- Học lý thuyết kết hợp thực hành.
- Liên hệ bản thân