Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: (2 điểm)
Hôm nay may quá, vớ được anh nông dân đọc rất to, dõng dạc, rành rọt từng tiếng một. Cơ chừng anh ta cũng mới học, đánh vần được chữ nào anh ta đọc luôn chữ ấy.Ông lão nghe chẳng sót một câu nào. Bao nhiêu là tin hay. Một em nhỏ trong ban tuyên truyền xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kì lên Tháp Rùa. “ Đấy, cứ kêu chúng nó trẻ con mãi đi, liệu đã bằng chúng nó chưa?”. Một anh trung đội trưởng sau khi giết được bay tên giặc đã tự sát bằng một quả lựu đạn cuối cùng. Đội nữ du kích Trưng Trắc giả làm người mua hàng đã bắt sống một tên quan hai bốt Thao ngay giữa chợ. Khiếp thật, tinh những người tài giỏi cả”.Lại còn bao nhiêu tin đột kích nữa , chỗ này giết được năm Pháp với hai Việt gian, chỗ kia phá đổ một xe tăng và một xe díp. “ Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng ống cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà rồi thằng Tây không bước sớm”. Ruột gan ông lão cứ múa lên, vui quá!
( Trích Làng- Kim Lân , Ngữ văn 9, tập một, NXb Giáo dục Việt Nam, 2016 tr 164)
- Ông lão được nhắc đên trong đoạn trích là ai? Ông lão thể hiện thái độ và tâm trạng như thế nào khi nghe được tin về thành tích đánh giặc của dân làng?
- Nội dung chính của văn bản trên?
A.
B.
C.
D.

Các câu hỏi liên quan


PHẦN I. TIẾNG VIỆT ( 2, 0 điểm)
Hyã viết chữ cái đứng trước phương án đúng vào bài làm trên:
Câu 1: Nói giảm nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Phương châm về lượng. Phương châm quan hệ. Phương châm về chất. Phương châm lịch sự.
Câu 2: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt?
Tế cáo Hoàng đế Trời dất Niên hiệu.
Câu 3. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ hấp háy” ( Kim Lân) thuộc kiểu:
Câu đơn Câu ghép. Câu đặc biệt Câu rút gọn.
Câu 4: Từ in đậm trong câu thơ “…Ôi!Hàng tre xanh xanh Việt Nam “( Viễn Phương) thuộc thành phần
Gọi- đáp Tình thái Phụ chú Cảm thán
Câu 5: Câu văn “ Chúng mày đâu rồi? Ra đây thầy chia quà cho nào” ( Kim Lân) thuộc loại câu
Trần thuật Nghi vấn Câu khiến Cảm thán
Câu 6: Câu văn nào sau đây có khởi ngữ?
Về trí thông minh thì nó là nhất. Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả Nó là một học sinh thông minh Người thông minh nhất lớp là nó
Câu 7: Các câu “ Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực sự được sống.Lời gửi của văn nghệ là sự sống” ( Nguyễn Đình Thi) đã sử dụng phép liên kết gì?
Phép lặp từ ngữ Phép thế Phép nối Phép đồng nghĩa, trái nghĩa
Câu 8. Trong câu thơ “ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi/ Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” của Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng biện pháp tu từ:
Hoán dụ Ẩn dụ So sánh Nói quá
A.
B.
C.
D.


PHẦN II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:
Em hãy đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc . Trong chuyến đi, giữa hai người có thể xảy ra một cuộc tranh luận , và một người nổi nóng không kiểm chế được mình nặng lời miệt thị người kia.Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát “ Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.
Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh ta. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá “ Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”
Người kia hỏi: “ Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh khắc lên đá?”
Anh ta trả lời: Những điều viết lên cát sẽ nhanh chóng xóa nhòa đi theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã ghi tạc trên đá, trong lòng người.
Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn , thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.
Nêu phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản.( 0,5 điểm) Hãy cho biết yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào? Chỉ ra vai trò của yếu tố ấy trong việc làm nổi bật nôin dung của đoạn văn bản ( 1,5 điểm) “ Tha thứ là một mónquà vô giá”. Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về “ món quà vô giá” ấy.( 1 điểm)
A.
B.
C.
D.