Đặt: \(\left\{\begin{matrix} a=x+1\\ b=y \end{matrix}\right.\), hệ pt trở thành \(\left\{\begin{matrix} b(a^2+1)=(a-1)(b^2+6)\\ (b-1)(a^2+6)=a(b^2+1) \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} (a-1)(b^2+6)=b(a^2+1)\ (1)\\ (b-1)(a^2+6)=a(b^2+1) \ (2) \end{matrix}\right.\) Trừ vế theo vế (1) và (2): \((a-b)(a+b-2ab+7)=0\Leftrightarrow \bigg \lbrack \begin{matrix} a=b\\ a+b-2ab+7=0 \end{matrix}\) +Trường hợp 1: a = b . Thay vào phương trình (1) ta được: \((a-1)(a^2+6)=a(a^2+1)\Leftrightarrow a^2-5a+6=0\Leftrightarrow \bigg \lbrack \begin{matrix} a=2\\ a=3 \end{matrix}\Leftrightarrow \bigg \lbrack\begin{matrix} x=1\\ x=2 \end{matrix}\) Suy ra hệ có hai nghiệm (1;2), (2;3). + Trường hợp 2: a + b – 2ab + 7 = 0. Cộng vế theo vế hai phương trình (1) và (2) rút gọn ta được: \(\left ( a-\frac{5}{2} \right )^2+\left ( b-\frac{5}{2} \right )^2=\frac{1}{2}\) Ta có hệ phương trình đối xứng loại I: \(\left\{\begin{matrix} a+b-2ab+7=0\\ \left ( a-\frac{5}{2} \right )^2+\left ( b-\frac{5}{2} \right )^2=\frac{1}{2} \end{matrix}\right.\) Giải hệ ta có các nghiệm: \(\left\{\begin{matrix} a=2\\ b=3 \end{matrix}\right.;\left\{\begin{matrix} a=3\\ b=2 \end{matrix}\right.\) Từ đó các nghiệm (x;y) là: (2; 2); (1;3) Vậy hệ phương trình có 4 nghiệm là: (1;2), (2; 2); (2;3), (1;3).